26/10/2010 06:12 GMT+7

Qua Trung Quốc bán hàng

HƯƠNG GIANG thực hiện
HƯƠNG GIANG thực hiện

TT - 192 doanh nghiệp (DN) Việt Nam vừa tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Asean ở Nam Ninh (Trung Quốc), hàng ngàn DN khác cũng sang đây dịp này nhằm tìm cơ hội bán hàng.

Ij8CvLsD.jpgPhóng to

Các gian hàng của VN thu hút khá đông khách tham quan - Ảnh: H.Giang

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tạ Hoàng Linh - phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) - cho biết:

- Chúng tôi đã chuẩn bị hội chợ này một năm qua, từ khâu tìm hiểu nhu cầu DN Việt Nam, lên danh sách DN tham gia hội chợ đến việc kết nối từ trước các DN Việt Nam và Trung Quốc để các cuộc tiếp xúc diễn ra ngay khi các DN sang đây. Với những hội chợ quy mô lớn như vậy, chuẩn bị là khâu quan trọng như chuẩn bị cho sản phẩm, quảng bá...

Chúng tôi đã phát 30.000 giấy mời gửi khắp Trung Quốc để mời các DN bạn kết nối thông qua hội chợ này.

“Hàng Việt Nam còn lạ với người phương bắc Trung Quốc”

Anh Ngụy Vy, phóng viên Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, lặn lội từ Bắc Kinh xuống Nam Ninh để đưa tin về Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Asean lần 7. Anh cho biết hàng hóa Việt Nam đang được biết đến ngày càng nhiều ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, nhưng vẫn còn khá lạ lẫm với người dân phía bắc.

Về việc này, ông Quách Tân Hoa, đại diện các DN ở tỉnh Quảng Tây, cho rằng khó khăn chung của các DN Việt Nam vẫn là khâu quảng bá và kết nối với các đối tác phía bắc Trung Quốc để tạo kênh phân phối sản phẩm.

* DN Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ. Để thâm nhập thị trường Trung Quốc, theo ông, điều gì là cần thiết?

- Không thể thiếu khâu khảo sát sao cho DN chuẩn bị kỹ càng rồi mới đi, bởi mỗi lần tham gia là một lần đầu tư tốn kém. Mặc dù phía Nhà nước đã hỗ trợ phí thuê gian hàng và quảng bá, nhưng tự mỗi DN cũng phải đầu tư vào sản phẩm, marketing.

Theo tôi, nhiều DN Việt Nam vẫn chưa nâng cao tính chuyên nghiệp trong khâu chuẩn bị, kể cả DN vừa và nhỏ lẫn DN lớn. Điều đó phần nào hạn chế lợi ích thu được từ hội chợ lớn như thế này.

Ngoài ra, kiên nhẫn là yếu tố rất quan trọng. Có những DN như Vinacafe Biên Hòa đã tham gia cả bảy lần hội chợ. Từ những lần đầu đi để học hỏi, tìm hiểu thị trường và tiến tới tìm đối tác làm ăn.

* Tại nhiều gian hàng thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ... của Việt Nam có rất đông người tham quan, nhất là người Trung Quốc. Nhiều người còn mua lẻ cà phê, bánh kẹo, giày dép của Việt Nam đem về. Liệu đó có phải là dấu hiệu tốt?

- Việc các gian hàng Việt Nam bán lẻ nhiều đã cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc quan tâm đến sản phẩm đó. Hiện nay, khi thu nhập của người Trung Quốc đang tăng lên, họ thích những mặt hàng mang tính nghệ thuật cao như đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam; ngoài uống trà truyền thống thì họ bắt đầu thích cà phê của Vinacafe, Trung Nguyên; giày dép của Biti’s, Bita’s...

Nhiều DN Việt Nam đã đón bắt thị hiếu mới và hình thành, duy trì được thị phần ở Trung Quốc.

MDdaXMWz.jpgPhóng to

Ông Tạ Hoàng Linh - Ảnh: H.Giang

* Tham gia hội chợ còn có gian hàng của nhiều nước Asean khác. Theo ông, đâu là thế mạnh của DN Việt Nam trong cuộc cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc?

- Tại hội chợ, các DN Việt Nam có thể học hỏi được tính chuyên nghiệp khá cao trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm của nhiều nước Asean khác, nhưng không nên quên rằng nhiều DN Asean khác lại nói với tôi là họ “ghen tị” với Việt Nam vì Việt Nam có thuận lợi hơn trong khai thác thị trường Trung Quốc. Đó là sự gần gũi về văn hóa và khoảng cách.

Ông Phạm Quang Vũ (tổng giám đốc Vinacafe Biên Hòa):

Phải tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng

Cách đây 6-7 năm, phải khó khăn lắm chúng tôi mới xuất khẩu được một container cà phê hòa tan sang Trung Quốc. Bây giờ tháng nào Vinacafe cũng xuất vài chục container. Những ngày đầu chúng tôi sang dự hội chợ chủ yếu tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu của các đối tác ở đây.

Người Trung Quốc có truyền thống uống trà, nhưng trong quá trình hội nhập nhiều người cũng bắt đầu uống cà phê, trong khi Trung Quốc không có lịch sử và thế mạnh để phát triển ngành này.

Với cà phê, họ chủ yếu thích cà phê hòa tan. Nắm bắt được điều đó nên năm nào có hội chợ chúng tôi cũng sang đây để vừa quảng bá văn hóa cà phê Việt Nam, vừa tìm kiếm đối tác, mở rộng mạng lưới phân phối. Sau nhiều năm chinh phục thị trường phía Nam, tôi nghĩ đã đến lúc Vinacafe lấn sâu hơn vào thị trường Trung Quốc .

Theo tôi, điều quan trọng khi xâm nhập thị trường Trung Quốc là phải khiến người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng vào sản phẩm của mình. Thứ hai là khâu quảng bá. Nhiều người Trung Quốc biết Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng lại không biết Việt Nam có những thương hiệu cà phê nào.

HƯƠNG GIANG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên