Phóng to | |
Quạ | Chim giẻ cùi |
Giáo sư Louis Lefebvre cho biết ngạc nhiên nhất của nghiên cứu này là mặc dù có một bộ não rất to nhưng loài két lại không có khả năng sáng tạo trong việc kiếm thức ăn khi điều kiện buộc chúng phải dùng đến động tác mổ.
Giáo sư Lefebvre phát biểu tại một hội nghị khoa học ở Washinton DC:" Chúng tôi đã tập hợp tất cả những thí dụ về những tập quán săn mồi của các loài chim, trong đó có cả những cách thức rất lạ và con người chưa bao giờ nhìn thấy, do những nhà điểu học gửi về. Từ đó chúng tôi đã phân loại được trí thông minh cho các loài chim. Đứng đầu là quạ, giẻ cùi; tiếp theo là chim cắt rồi đến chim ưng, diệc và chim gõ kiến".
Một trong những thí dụ về "khả năng sáng tạo" trong việc tìm mồi là của kênh kênh. Trong cuộc nội chiến tại Zimbabwe, người ta đã thấy hàng đàn kênh kênh đậu trên những dây kẽm gai phân cách với bãi mìn. Chúng đậu đó chờ những con mồi ngu ngơ như linh dương hoặc các loài ăn cỏ khác đi vào bãi mìn rồi bị nổ tan xác. Chỉ chờ có thế đàn kênh kênh lao vào thưởng thức một bữa ăn có sẵn mà không mất nhiều công sức đi tìm. Điều đáng nói là trước đó đã có rất nhiều kênh kênh đi vào bãi mìn và bị nổ tan xác.
Một thí dụ là về chim cướp biển khổng lồ ở Nam Cực. Loài chim này đã "trà trộn" vào chung với hải cẩu con nhằm giành lấy khẩu phần sữa của "những chú bé" này.
Điều đáng nói là hầu hết những loài chim có khả năng sáng tạo đều rất ít được biết đến hoặc thậm chí bị ghét. Người ta thường có xu hướng không thích quạ vì bộ lông của chúng và vì quạ được xem như là dấu hiệu của thần chết, trong khi đó con người lại rất thích chim chích vì tiếng hót líu lo của chúng tuy nhiên loài chim này lại không có khả năng sáng tạo cao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận