Theo PVN, mức giá mới sẽ được điều chỉnh từ 2 USD/triệu BTU lên 2,8 USD/triệu BTU (chưa có thuế VAT). Theo PVN, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thu gom khí từ bể Cửu Long đã tăng cao, phần thu vào ngân sách cũng đã tăng trong khi giá bán khí ở đây cho các nhà máy điện vẫn thấp hơn nhiều so với các nguồn khí khác. Điều này khiến tỉ suất lợi nhuận sau thuế so với tổng mức đầu tư từ hoạt động kinh doanh khí khu vực Đông Nam bộ của PVN từ 21,7% năm 2007 đã giảm xuống 18,7% năm 2008 và dự kiến còn 10,3% năm 2009.
Hiện trong số các nhà máy điện dùng khí bể Cửu Long có Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (EVN chiếm trên 51% vốn), Nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 thuộc Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ (100% vốn của EVN)... Dự kiến nếu giá bán mới được Bộ Công thương chấp nhận, năm 2009 chi phí sản xuất điện của các nhà máy điện sẽ tăng thêm khoảng 238 tỉ đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận