21/01/2007 05:00 GMT+7

Phùng Tiểu Cương làm phim chiến tranh

ĐƠN DƯƠNG(Theo Giải Trí Bắc Kinh)
ĐƠN DƯƠNG(Theo Giải Trí Bắc Kinh)

TT - Đạo diễn của bộ phim đình đám Dạ yến tự nhận đã “tự làm khó” mình khi quyết tâm thực hiện bộ phim Hiệu lệnh tập kết có đề tài chiến tranh với kinh phí hơn 10 triệu USD.

lPc9CSaN.jpgPhóng to

Đạo diễn Phùng Tiểu Cương

TT - Đạo diễn của bộ phim đình đám Dạ yến tự nhận đã “tự làm khó” mình khi quyết tâm thực hiện bộ phim Hiệu lệnh tập kết có đề tài chiến tranh với kinh phí hơn 10 triệu USD.

Khi ông “vua phim tết” không thích tết

Vốn được xem là người khởi xướng dòng “phim tết” ở Trung Quốc, ấn tượng về Phùng Tiểu Cương là một đạo diễn thích “bày trò” chọc cười thiên hạ vui vẻ những ngày tết qua các bộ phim hài. Điều đặc biệt trong “phim tết” của ông, các nhân vật chính đều là nông dân hoặc viên chức nghèo nên tiếng cười tạo ra trở nên gần gũi, quen thuộc với khán giả.

Năm ngoái, việc Phùng Tiểu Cương thực hiện bộ phim cổ trang - võ hiệp Dạ yến khiến mọi người bất ngờ. Có thể nói ông đã chuyển hướng một cách đột ngột và không giấu mục đích của mình: mở rộng thị trường ra thế giới và muốn thử thách mình. Ông từng tâm sự: “Người ta bảo Phùng Tiểu Cương chỉ biết làm phim hài, nhưng tôi lại cảm thấy mình có thể làm được những gì hơn thế. Từ thành công về doanh thu của bộ phim Thế giới không trộm cắp tại thị trường Bắc Mỹ, tôi nghĩ tại sao mình không dàn dựng một bộ phim thương mại? Thế là bắt tay thực hiện Dạ yến”.

Bấm máy đầu tháng 10-2006, dự kiến quay trong bốn tháng nhưng do xảy ra nhiều biến cố (diễn viên bị tai nạn phải thay vai, đạo cụ được đặt từ Hàn Quốc đột nhiên phát hỏa thiêu rụi toàn bộ, tuyết năm nay rơi muộn phải tạo tuyết giả...) nên mãi đến nay Hiệu lệnh tập kết vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên, nhà sản xuất đã quyết định đưa tác phẩm vào lịch phim tết năm sau.

Nhiều người cho rằng Phùng Tiểu Cương đang cố tình chạy theo trào lưu phim cổ trang - võ hiệp để mong thế giới sớm biết đến mình như Trương Nghệ Mưu hay Trần Khải Ca. Song với ông: “Người ta có biết đến tôi hay không không quan trọng bằng phim của tôi được khán giả thế giới đón nhận như thế nào”. Đó là lý do vì sao ông luôn im lặng và né tránh những câu hỏi liên quan đến “cuộc chiến” giành một suất tranh giải Oscar “Phim nước ngoài hay nhất” giữa Dạ yến với Hoàng kim giáp của Trương Nghệ Mưu.

Dành hết tâm huyết vào Dạ yến, Phùng Tiểu Cương không những tạo ra một sản phẩm điện ảnh đáp ứng được yêu cầu thương mại khi chỉ riêng tại đại lục doanh thu đạt đến trên 150 triệu nhân dân tệ, mà còn giành được khá nhiều giải thưởng tại các kỳ liên hoan phim. Bản thân ông đã được trao giải Cine Asia đạo diễn xuất sắc trong năm. Cứ tưởng với thắng lợi này, vị đạo diễn họ Phùng sẽ tiếp tục làm phim cổ trang - võ hiệp hoặc quay về với sở trường “phim tết” của mình. Nhưng không, ông lại chuyển sang một đề tài “khó nuốt” và cũng rất “khó ăn”: phim chiến tranh.

Hollywoodlàm được thì Trung Quốc cũng làm được!

YxnY44De.jpgPhóng to

Một cảnh trong phim Hiệu lệnh tập kết

Ngay khi nghe tin Phùng Tiểu Cương thực hiện bộ phim chiến tranh Hiệu lệnh tập kết, đạo diễn Ngô Vũ Sâm đã nhắc nhở: “Cậu đang chọn một đề tài mà mọi thứ đều không nằm trong tầm kiểm soát của mình”. Tuy hiểu như thế nhưng với quyết tâm

“Hollywood làm được thì Trung Quốc cũng phải làm được”, Phùng Tiểu Cương đã gần như dốc trọn thời gian, công sức của mình vào tác phẩm. Sau gần ba tháng vất vả trên phim trường, ông kết luận: “Những khó khăn xảy ra trong thực tế tôi đụng phải nhiều gấp ba lần tôi dự tính. Áp lực tôi phải gánh vác còn nặng nề hơn cả khi làm Dạ yến. Tôi biết mình đang “tự làm khó” bản thân, song qua những thước phim đã quay tôi cảm thấy rất hưng phấn”.

Khác với những bộ phim chiến tranh của điện ảnh Trung Quốc trước đây chỉ tập trung ca ngợi tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh của những người lính, Hiệu lệnh tập kết đã len sâu vào thế giới nội tâm của những thanh niên vì hoàn cảnh đất nước phải cầm súng ra chiến trường (giai đoạn 1948-1956). Họ sợ chết, đó là bản năng của con người. Nhưng chính trong lúc đang hốt hoảng trước cái chết mà vẫn dũng cảm chấp nhận hi sinh thì sự hi sinh của họ có sức chấn động mạnh hơn.

Phùng Tiểu Cương cho biết: “Tôi tâm đắc với hình ảnh tương phản như thế khi đọc tiểu thuyết Quan tư của nhà văn Dương Kim Viễn và sẽ cố gắng miêu tả thật tinh tế trên màn ảnh. Ở cuối phim, khi nhân vật chính Cốc Tử Địa đứng trước 47 thi thể đồng đội, gọi tên từng người thì trong đầu người xem, hình ảnh của họ có dịp được sống lại”.

Với kinh phí sản xuất 10 triệu USD (thực tế đã vượt quá con số đó), Phùng Tiểu Cương đã có thể an tâm thực hiện một bộ phim chiến tranh Trung Quốc “có thể đến gần với phim chiến tranh của Hollywood”. Bởi phim được sự hỗ trợ tích cực của các nhà làm kỹ xảo điện ảnh chuyên nghiệp đến từ Canada và Hàn Quốc với những phương tiện tân tiến nhất hiện nay. Đặc biệt là sự tham gia của MK Picture -công ty kỹ xảo bậc nhất của Hàn Quốc, đã từng thành công khi thực hiện bộ phim chiến tranh Cờ bay phất phới (do Jang Dong Gun và Won Bin đóng vai chính).

Không có diễn viên ngôi sao đảm bảo sức hút thị trường, không có cơ hội phát hành ra nước ngoài nhưng đạo diễn Phùng Tiểu Cương vẫn tỏ ra tự tin về tác phẩm của mình. Ông thừa nhận: “Từ trước đến nay tôi làm phim chưa bao giờ bị lỗ, vì vậy việc thực hiện bộ phim Hiệu lệnh tập kết chẳng khác nào tôi đang tham dự một cuộc chiến quyết liệt. Ít nhất tôi phải thu về 200 triệu nhân dân tệ mới có thể hoàn vốn cho nhà đầu tư. Điều này vô cùng khó khăn và tôi đã sẵn sàng tư thế... bù lỗ cho phim. Tuy nhiên, tôi tin câu chuyện trong phim sẽ khiến người xem cảm động”.

ĐƠN DƯƠNG(Theo Giải Trí Bắc Kinh)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên