Đề tài này được tiến hành trong 3 năm (10-2013 đến 9-2016) với tổng kinh phí trên 940 triệu đồng. Đây là dự án áp dụng xây dựng mô hình rạn nhân tạo hướng đến nhiều mục tiêu, bao gồm phục hồi và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và đa dạng sinh học biển, đặc biệt là kết hợp để phát triển ngành du lịch lặn biển.
Theo đó, các nhà khoa học thiết lập 100 giá thể rạn nhân tạo với chiều dài 150m để trồng phục hồi san hô, cũng như mở rộng san hô ở nền đáy trong khu vực, với tổng diện tích san hô 4.000m2.
Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước biển, đo đạc thủy thạch động lực học vùng biển vịnh Nha Trang... làm cơ sở để mở rộng các mô hình phục hồi rạn san hô trong vịnh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài được đánh giá là mô hình điểm, có thể nhân rộng tại các vùng biển ở Khánh Hòa cũng như nhiều địa phương khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận