![]() |
Cấp cứu một ca bị hôn m6 sau tai biến xuất huyết não tại khoa thần kinh BV Nhân dân Gia Định. Ảnh N.C.T |
Khách mời của buổi tư vấn Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - đơn vị đột quỵ Khoa Nội thần kinh BV Chợ Rẫy và BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM - thành viên Hội can thiệp thần kinh thế giới
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Đột quỵ có thể xảy ra trong những trường hợp nào ? (Tân Khắc Cường, 26 tuổi, trinh.tranthe@gmail.com)
Th.s BS Nội thần kinh LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV CHỢ RẪY:
Đột quị là danh từ chung chỉ một tình trạng khởi phát đột ngột các triệu chứng thần kinh định vị hoặc toàn thể do tổn thương khu trú trong não hoặc tổn thương màng não gây ra bởi tình trạng bệnh lý của hệ thống mạch máu não. Tổn thương này có thể là thiếu máu cục bộ não hoặc xuất huyết trong não hoặc quanh não, có thể do tổn thương động mạch hoặc tổn thương tĩnh mạch.
![]() |
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến - Ảnh: N.C.T |
Ba tôi 61 tuổi bị tiểu đường này đã được 8 năm, đường huyết từ 120-200, khi xuống khi lên, thường đi khám định kỳ 10 ngày một lần. Bị mỡ trong máu cao, chưa bị cao huyết áp, nhưng vài lần gần đây có 3 lần lên máu, mỗi lần là: 16.0 (mỗi lần tức giận). Vậy có cần phải uống thuốc cao huyết áp mỗi ngày hay không? (le ha tram anh, 18 tuổi, motloaihoatrang_tuanh@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Mức đường huyết như bạn vừa nêu là chưa ổn định, đối với người tiểu đường cần phải uống thuốc nếu chế độ ăn kiêng không ổn định lượng đường huyết.
Tăng huyết áp là bệnh cần phải uống thuốc thường xuyên và phối hợp cùng các biện pháp không dùng thuốc như ăn ít muối, chống béo phì, không hút thuốc lá....
Mức huyết áp 16 cũng khá cao, về nguyên tắc huyết áp càng cao càng có nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Người nhà của bạn nên được uống thuốc huyết áp thường xuyên và kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
* Trường hợp tôi có người thân bị đột quỵ, tôi nên đưa đến BV nào trong TP để được điều trị tối ưu nhất?(Lam Tien Dung, 34 tuổi, tiendung@yahoo.com)
BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV CHỢ RẪY:
Hầu hết các bệnh viện tại TP.HCM đều có thể điều trị đột quỵ. Tuy nhiên chỉ có các bệnh viện như: BV. ĐH Y Dược, BV Nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định, BV Chợ Rẫy, BV Nguyễn Tri Phương là nơi có các đơn vị đột quỵ. Tại các cơ sở này việc chăm sóc và điều trị đột quỵ được thực hiện một các bài bản.
*Huyết áp của tôi hiện nay 160/100 có thể bị tai biến không? uống rượu có nguy hiểm không? (Hồ Phạm Sơn, 50 tuổi, hophamsonbx@yahoo.com)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM :
Mọi người đều có thể bị tai biến, nguy cơ tai biến trong cộng đồng là khoảng 20% trong suốt cuộc đời (Theo hội đột quỵ Hoa kỳ). Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ đột quỵ: tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa mạch, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, lối sống ít vận động, nghiện rượu
Huyết áp 160/100 là mức cần điều trị.
Tôi có số cân nặng cao. xin hỏi cân nặng liên quan đến đột quỵ như thế nào? Có phải người mập nào cũng là nguy cơ không? Tôi cần ăn uống và chăm sóc sức khỏe như thế nào (trantruongtt, 54 tuổi, trantruongtt@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN-BV CHỢ RẪY
Thừa cân béo phì có liên quan đến hội chứng chuyển hóa (tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn tăng đông) do dó có liên quan đến đột quỵ. Không phải tất cả các người mập đều có nguy cơ đột quỵ. Anh nên có chế độ ăn nhiều rau xanh đạm thực vật hạn chế ăn mỡ, trứng và có chế độ tập luyên giảm cân thích hợp.
Thưa bác sĩ những người đột quỵ hay nhồi máu cơ tim thường có chỉ số xét nghiệm cholesterol, Triglycerid, HDl-cho; LDL-cho nhất thiết có phải ở mức cao hơn cho phép? Hay đã có bi xơ vữa động mạch, bệnh huyết khối, hay bệnh tim mạch tiêm ẩn; nếu đã có bệnh thì yếu tố nào sẽ làm tình trạng đột quỵ sẽ xuất hiện gây tai biến thậm chí tử vong? Kính xin Bác Sỹ giải thích- Xin cảm ơn! (Lê Trần Trung Hiếu, 35 tuổi, hieu04thao@)
Th.s BS Nội thần kinh LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV CHỢ RẪY:
Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quị hay nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên những người đột quỵ hay nhồi máu cơ tim không nhất thiết có chỉ số xét nghiệm Cholesterol, Triglycerid, LDL-cho ở mức cao hơn trị số bình thường.
Xơ vữa động mạch, bệnh huyết khối hay bệnh tim mạch tiềm ẩn đều là những yếu tố nguy cơ của đột quị. Do đó khi có những yếu tố này cần được theo dõi và điều trị tích cực.
![]() |
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM - thành viên Hội can thiệp thần kinh thế giới - Ảnh: N.C.T |
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM:
Theo hội đột quỵ Hoa kỳ những dấu hiệu sau là tiền triệu của đột quỵ: hay còn gọi cách khác là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) :
-Tự nhiên tê yếu tay chân thoáng qua, nhất là cùng một bên với cơ thể.
-Tự nhiên nói khó, nuốt sặc, méo miệng, tự nhiên mờ mắt, choáng váng, không kiểm soát được cơ thể, mất ý thức thoáng qua, tự nhiên đau đầu dữ dội không giải thích được.
Các triệu chứng trên có thể chỉ diễn ra trong vài giây, vài phút sau đó trở lại bình thường và sau đó lập đi lập lại. Theo hội đột quỵ Hoa kỳ những người có các triệu chứng trên nguy cơ tai biến mạch máu não sẽ tăng lên rất nhiều và cần đến khám ở cơ sở y tế.
*Bà nội tôi bị đột quy mất, gần đây ba tôi bị chóng mặt còn tôi hay bị tê tay chân khi ngồi lâu hoặc ngủ dậy, như vậy tôi và ba tôi bị bệnh gì? Có nguy cơ bị đột quỵ không? Bệnh đột quy có tính di truyền hay không? Có cách ăn uống dinh dưỡng sinh hoạt như thế nào để phòng bệnh hay không? tôi và ba tôi nên đến chuyên khoa nào để khám ? .Xin cám ơn bác sĩ (Đoàn Nhật Minh, 20 tuổi, ca_duoi230000@yahoo.com)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Đột quy không có tính di truyền. Chóng mặt và tê tay chân là một trong những triệu chứng của đột quị không phải là yếu tố nguy cơ của đột quị. Tuy nhiên các dấu hiệu này cũng có thể gặp trong nhiều bệnh khác. Do đó chưa xác định bạn và ba của bạn bị bệnh gì. Để biết chính xác bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa thần kinh.
Để phòng bệnh đột quị bạn nên có chế độ ăn uống thích hợp (hạn chế ăn dầu mỡ và thức ăn quá mặn, nên ăn nhiều rau xanh trái cây và cá) và chế độ sinh hoạt điều độ (tránh mất ngủ và làm việc quá sức, nên tập thể dục thường xuyên)
* Em có 1 người em trai năm nay 23 tuổi điều trị bệnh sốt huyết não ở bệnh viện Chợ Rẫy đã khỏi và không có biểu hiện tê liệt hay mất trí, hiện nay em vẫn đi học bình thường. Vậy bệnh này có khả năng tái phát hay không và có cách phòng ngừa bệnh này này như thế nào? Cảm ơn bác sĩ (nguyen thi thanh thuy, 29 tuổi, ththuyhp@yahoo.com.vn)

Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - đơn vị đột quỵ Khoa Nội thần kinh BV Chợ Rẫy - Ảnh: N.C.T
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:Em trai của chị 23 tuổi bị xuất huyết não, có khả năng tái phát. Để phòng ngừa xuất huyết não tái phát cần tìm nguyên nhân vì xuất huyết não người trẻ thường vỡ dị dạng các mạch máu não.
Chị nên đưa em trai đến phòng khám thần kinh bệnh viện chợ Rẫy để được tư vấn và có chế độ phòng ngừa thích hợp.
*BS. cho biết nguyên nhân chính gây ra bệch đột quỵ nhiều nhất hiện nay ở nước ta (nguyễn như Lâm, 35 tuổi, nguyennhulamx3@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Nguyên nhân gây đột quỵ gồm hai nhóm:
+ Các nguyên nhân gây xuất huyết não:
_-Cao huyết áp: là bệnh rất thường gặp, không những ở nước ta mà ở tất cả các nước.
-Vỡ phình mạch máu não: là bệnh ngày càng tăng, bệnh nhân có thể không kèm theo tăng huyết áp, cũng có thể gặp ở tuổi trẻ.
-Dùng thuốc chống đông máu: trong điều trị các bệnh lý tim mạch...
-Vỡ dị dạng mạch máu não(AVM): là nguyên nhân chính gây đột quỵ xuất huyết não ở người trẻ tuổi.
-Các bệnh lý mạch máu não khác ít gặp hơn như: các thông động tĩnh mạch trong não.
+ Nguyên nhân gây nhồi máu não:
-Hẹp động mạch cảnh ở cổ
-Hẹp các mạch máu trong não: động mạch đốt sống, thân nền, não giữa.
-Nhồi máu não do tim: thuyên tắc mạch máu não do cục máu đông từ tim.
Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não ở Việt Nam cũng không khác gì so với thế giới. Và ngày nay chúng ta có thể chẩn đoán được các nguyên nhân trên.
Má tôi năm nay 50 tuổi, vẫn lao động bình thường nhưng hơi dư cân và thích ăn ngọt, thường xuyên đau nhức khắp người, xin bác sĩ cho biết người như má tôi cần ăn uống thế nào để phòng tránh đột quỵ, có thuốc nào để phòng tránh hay không?
* Ba tôi trên 50 tuổi, rất gầy yếu, hầu như chỉ ăn xôi, bắp, trứng và uống sữa, ăn rất ít cơm và không biết ăn thịt cá hay rau củ, ba tôi bị bệnh sỏi thận, liệu ăn uống như ba tôi có khả năng bị đột quỵ hay không?xin cảm ơn bác sĩ (Le Thi Kim Nhung, 27 tuổi, (letknhung@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Thừa cân béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, vì thừa cân béo phì có li6n uan đến hội chứng chuyển hóa(tăng đường huyết, tăng cholesterol trong máu, lối loạn tăng đông...).Thích ăn ngọt là một biểu hiện để gợi ý bệnh đái tháo đường. Đau nhức khắp mình là triệu chứng thường gặp ở người phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Do đó chị nên đưa mẹ của chị đi khám sức khỏe tổng quát để có chế độ ăn uống và điều trị thích hợp.
Gầy yếu không liên quan đến đột quỵ, việc ăn nhiều trứng không tốt cho sức khỏe vì có thể làm tăng cholesterol trong máu, sỏi thận không liên quan đến đột quỵ. Chị nên khuyên bác trai ăn nhiều rau xanh đạm thực vật, cá và tập luyện thể dục thường xuyên.
* Chị họ của tôi chết do tai biến mạch máu não một phần là do dùng nhiều thuốc ngừa thai. Xin hỏi BS điều này có chính xác không, thời gian dùng bao lâu sẽ có nguy cơ gây bệnh. Và xin BS cho vài lời khuyên về cách phòng chống bệnh này. Xin cảm ơn! (Dương Thị Kim Loan, 33 tuổi, goldenbirdpt@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Hiện tại thuốc ngừa thai được xem là một trong những yếu tố có liên quan đến đột quỵ ở phụ nữ (phụ nữ trên 35 tuổi, hút thuốc lá và có yếu tố nguy cơ tim mạch). Tuy nhiên việc cho rằng chị họ của chị bị tai biến mạch máu não do dùng nhiều thuốc ngừa thai là chưa đủ cơ sở vì có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra tai biến mạch máu não.
Thời gian dùng thuốc ngừa thai bao lâu sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não thì chưa rõ. Để phòng ngừa tai biến mạch máu não trước tiên chị nên đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay các bệnh tim mạch. Việc hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia; tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau xanh và cá cũng giảm nguy cơ đột quỵ.
* Tôi tên Chế Văn Trường hiện ở tại Bù Đăng Bình Phước, xin hỏi : Gia đình tôi có một người anh, sức khoẻ anh rất bình thường không có những triệu chứng về bệnh tim mạch, song trrong một đêm ngủ anh tôi ngủ và chết luôn. Chị dâu tôi chỉ nghe anh ớ ớ mấy tiếng gì đó rồi đi luôn gia đình tôi rất hoang mang vì cái chết của anh ấy, chỉ nghe lúc bác sĩ cấp cứu tại bệnh viện chuẩn đoán chết do đột quỵ. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh và bệnh này có mang tính chất di truyền hay không, hiện giờ gia đình tôi chưa có ai bệnh như vậy, xin chân thành cảm ơn ! Chế văn Trường
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Theo lời bạn kể anh bạn sức khỏe bình thường, tử vong đột ngột. Nguyên nhân nếu do đột quỵ có thề là vỡ phình mạch máu não hay vỡ dị dạng mạch máu não, đây là nhóm nguyên nhân chính gây đột quỵ ở người trẻ. Bệnh này không có di truyền.
Một số trường hợp, bệnh nhân có những biểu hiện báo trước như động kinh, đau đầu kéo dài, nhưng đa số thường không có triệu chứng đến khi mạch máu bị vỡ gây đột quỵ và tử vong như trường hợp của anh bạn.
Để tầm soát loại trừ hai nguyên nhân trên hiện nay chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CT đa lớp cắt có thể phát hiện được nhưng đây là những xét nghiệm tốn kém nên không tầm soát trong cộng đồng.
Xin bác sĩ cho biết người bị bệnh lớn tim thất trái có nguy cơ bị bệnh đột quỵ không? Bệnh này nếu không chữa trị có ảnh hưởng gì không? (Thu hà, 40 tuổi, luongthuha_66@)
BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV CHỢ RẪY:
Lớn thất trái có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Bệnh này không điều trị sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tim và có thể dẫn đến suy tim và đột quỵ.
* Ở nam và nữ phái nào có nguy cơ đột tử cao hơn? (tu, 18 tuổi, boynumberone_352)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Chưa có thống kê cho thấy nam hay nữ nhóm nào có nguy cơ đột tử cao hơn. Bạn cần phân biệt đột tử và đột quỵ, vì đột quỵ chỉ là một trong những nguyên nhân gây đột tử.
* Ba tôi bị đột quỵ và được cứu chữa, nhưng đi đứng yếu, giọng nói run, đứt quãng. Có cách nào phục hồi với hiệu quả lớn không? Tỷ lệ hồi phục hoàn toàn trên thế giới là có hay không?(ngọc hiệp- hiephoa37@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Khả năng phục hồi sau đột quỵ tùy thuộc vào mức độ thương tổn của thần kinh. Nếu vùng não thương tổn lớn khả năng phục hồi rất kém, nếu vùng não bị thương tổn là ít thì khả năng phục hồi sẽ cao.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng chỉ có những phương pháp điều trị hỗ trợ phục hồi chức năng (những vùng não đã thương tổn rồi sẽ không trở lại bình thường được). Vấn đề quan trọng là tìm nguyên nhân gây đột quỵ và điều trị triệt để để phòng ngừa đột quỵ tái phát: ví dụ như điều trị tốt tăng huyết áp, tái thông mạch máu não (đặt Stent) trong trường hợp đột quỵ do tắc nghẽn mạch...
* Tôi có bệnh Tiểu đường Type 2. Tháng 11/2007 tôi bị tăng huyết áp đột ngột từ 12-8 lên đến 19-9 và cấp cứu tại bệnh viên Nguyễn Trãi. Sau đó, tôi điều trị thường xuyên hằng tháng tại bệnh viện NT (ngọai trú) ,mỗi tháng tôi được thử máu để kiểm tra đường huyết, hằng ngày tôi đo áp huyết tại nhà đạt 11-7 trước khi đi làm, hằng tháng tôi vẫn đi khám định kỳ để kiểm tra đường huyết và nhận thuốc về uống đều đặn.
Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi nhận thấy có những cơn đau bên ngực trái tuy không làm khó chịu lắm nhưng vẫn gây cảm giác không bình thường. Xin hỏi những cơn đau này do đâu? Và có phương pháp nào điều trị hạy không? Thuốc do Bác sĩ BV cấp tôi vẫn uống đều mỗi ngày và cũng thường xuyên tập đi bộ. Tuổi đời của tôi năm nay là 56 tuổi. Tôi là đối tượng dễ đột quỵ không? Đoàn Trọng Tín
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Tiểu đường và tăng huyết áp là 2 bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những cơn đau ngực như bạn mô tả cần tìm xem có phải do tim hay không: ví dụ như thiếu máu cơ tim? Bạn nên đến khám tại chuyên khoa tim mạch để chẩn đoán thêm.
*Thưa các bác sĩ, có thể cho tôi rõ hơn về bệnh này và triệu chứng của bệnh đột quỵ được không ạ. Tôi bị mắc 1 chứng bệnh nhưng không biết là bệnh gì, mối khi làm 1 cái gì đó đột ngột, hoặc chạy 100m thì ngay sau đó tôi bị choáng, tay chân rụng rời, mọi vật xung quanh như 1 bức tranh, khoảng 3phút sau mới trở về bình thường. Tôi đã bị từ năm 15 tuổi..(Võ Hữu Dương, 19 tuổi, vohuuduong_dc@yahoo.com.vn)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Các triệu chứng thường gặp của bệnh đột quỵ là: đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, nhìn đôi (nhìn một hình ra hai hình), rối loạn ngôn ngữ (thường là không nói được), rối loạn cảm giác (thường là tê tay chân một bên), yếu hoặc liệt nửa người, rối loạn ý thức hay hôn mê.
Các triệu chứng bạn kể chưa thể kết luận là bệnh gì, bạn nên đến phòng khám thần kinh và tim mạch để các bác sĩ khám và có kết luận cụ thể.
* Tôi thỉnh thoảng mới bị huyết áp cao 150/88 thì sức khỏe có bình thường không? có đột quỵ và có phải uống mỗi ngày 1 viên hạ áp huyết? hay là lúc lên mới uống. Mỗi ngày tôi đo 2 lần sáng và tối thì 110 / 70 : 120 /72 : xin BS cho ý kiến. Cảm ơn BS nhiều (nguyen thi thi, 58 tuổi, nguyenthi123@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Chị 58 tuối, trị số huyết áp 150/88 là không bình thường. Chị nên đến phòng khám tim mạch để bác sĩ khám và có chẩn đoán xác định.
Khi được xác định có cao huyết áp cần uống thuốc điều trị tăng huyết áp mỗi ngày và liên tục, liều thuốc và cách dùng thuốc tùy vào trị số huyết áp và tùy vào từng bệnh nhân.
*Số vận động viên đột quỵ là không ít. HS học thể dục cũng tai biến. Tại sao vận động mà cũng lâm bệnh? Vậy nên vận động như thế nào là đúng cách và vừa phải? Hòa Phi (phinam@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Vận động quá sức đôi khi cũng là yếu tố nguy cơ khởi phát đột quỵ nếu bệnh nhân có các bệnh lý nền tảng: phình mạch máu não, dị dạng mạch máu não, bệnh tim mạch...
Vì vận động quá sức làm tăng huyết áp có thể làm vỡ mạch máu não trên những bệnh nhân có các bệnh lý kể trên.
Vận động thể dục như thế nào tùy vào sức khỏe từng người, nói chung nên vận động vừa sức và có thời gian nghỉ ngơi.
*Tôi là giáo viên, 56 tuổi, cân nặng 50 kg vời chiều cao 1m60, có hút thuốc lá có menthol nhẹ, uống 1 ly cà phê đen nhỏ mỗi ngày, không uống rượu, bia, tình trạng sức khỏe tốt, hiện không có bệnh, tật gì. Tuy nhiên, khoảng 6, 7 tháng 1 lần sau một giấc ngủ, tôi bị chóng mặt mỗi khi đảo mắt nhìn qua lại, mặt đỏ lên.
Tôi không dùng thuốc, mà chỉ nghỉ ngơi hoán toán khoảng 1, 2 ngày và bồi dưỡng bằng thịt bò và khoai tây thì hết triệu chứng đó. Vậy thưa bác sĩ, đây có phải là báo hiệu của chứng đột quỵ hay nhồi máu cơ tim có thể xảy ra hay không? Xin cám ơn bác sĩ. (Phạm Văn Anh, 56 tuổi, (phamvananh@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Với chiều cao và cân nặng như anh thì chỉ số BMI trong giới hạn bình thường. Chóng mặt là một trong những triệu chứng gợi ý đến đột quỵ, tuy nhiên anh chỉ bị có một lần và không dùng thuốc gì cũng khỏi nên không nguy hiểm lắm. Chóng mặt không liên quan đến nhồi máu cơ tim, anh cần đến khám tại phòng khám thần kinh để có kết luận rõ ràng hơn.
* Con trai tôi không có thói quen tập luyện thể thao. Cháu ngồi suốt ngày trên máy tính, tôi thấy kiểu sinh hoạt này rất căng thẳng. Liệu tôi nói với cháu thế nào về nguy cơ đột quỵ. Cháu rất gầy, liều có bị bệnh này không? (hoanghoa, 40 tuổi, hoahoa@
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Thói quen ít tập luyện thể thao là không tốt cho sức khỏe đối với mọi người. Hiện nay người ít vận động và béo phì được xem là yếu tố nguy cơ của đột quị (vì ít vận động dễ đưa đến béo phì và các bệnh về mạch máu như huyết khối, tĩnh mạch sâu và béo phì có liên quan đến các hội chứng chuyển hóa như tăng huyết á, đài tháo đường, tăng mỡ máu...).
Tuy nhiên con trai của chị còn trẻ nên khó thuyết phục cậu ta thay đổi thói quen không luyện tập thể thao để giảm nguy cơ đột quỵ. Chị nên khuyến khích cậu ta chọn môn thể thao thích hợp để tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.
* Tôi 66 tuổi. Uống thuốc huyết áp 3 năm nay. Hai tuần gần đây, huyết áp tôi thường xuyên lên cao, cụ thể trong tuần vừa qua có lúc lên đến 180/130 gây mệt tim và nhức đầu. Xin hỏi như vậy có nguy hiểm không?
Tôi nên luyện tập như thế nào là hợp lý (có thể đi bộ không? và đi trong bao lâu mỗi ngày?) Chế độ ăn như thế nào là phù hợp với người có bệnh cao huyết áp như tôi và có thể hạn chế nguy cơ đột quỵ? Xin cảm ơn bác sỹ. (Giõan Thị Minh Hải, 66 tuổi, thuy.hai.edu@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Mức huyết áp cao như bác vừa kể là rất nguy hiểm, bác nên đến gặp lại bác sĩ để được điều trị thêm. Chế độ ăn quan trọng nhất cho bệnh tăng huyết áp là giảm muối, giảm mỡ. Bác có thể tập thể dục đi bộ khoảng 30 phút đến 1 giờ hằng ngày sau khi huyết áp ổn định. Mức huyết áp mục tiêu cần đạt nên dưới 140/80.
* Xin BS cho biết phương pháp điều trị hữu hiệu nhất tai biến mạch máu não hiện nay? Chế độ ăn uống và thuốc men sử dụng sau khi bị bệnh? Cảm ơn BS (Pham Thi Thu Cuc, 36 tuổi, pttcpharmacist@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Tùy theo thể bệnh xuất huyết não hay nhồi máu não sẽ có phát đồ điều trị thích hợp. Việc điều trị đột quỵ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nguyên nhân gây đột quỵ, mức độ tổn thương não, thời gian từ lúc khởi phát đột quỵ đến lúc nhập viện, các bệnh đi kèm.
Đối với trường hợp nhồi máu não nếu đến sớm trước 3g có thể sử dụng thuốc tiêu sợi huyết rtPA sẽ làm tái thông mạch máu. Đối với trường hợp xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch máu có thể sử dụng các phương pháp: kẹp túi phình hoặc làm tắt dị dạng thông động tĩnh mạch. Chế độ ăn uống và thuốc chữa bệnh sau khi đột quỵ tùy từng trường hợp.
*Trong bài viết của quý báo, về việc phòng tránh đột quỵ, khẩu phần ăn cần tránh nhiều muối và nước. Tránh ăn mặn thì tôi hiểu, nhưng tại sao không được có nhiều nước ? (Hoang Yen, 54 tuổi, huynhtkh@)
* Khẩu phần ăn cần giảm muối là đúng nhưng tại sao lại phải giảm nước ? (Nguyễn Thi, 49 tuổi, nguyenthi1960@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
- Uống nhiều nước hay ít nước không liên quan đến đột quỵ. Việc uống nhiều nước giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều nước vượt nhu cầu người bình thường (hơn 2 lít/1 ngày) thì cũng nên đến khám sức khỏe tổng quát để loại trừ các bệnh về nội tiết. Việc mất nước quá nhiều (do bỏng, mất máu) có thể làm cô đặc máu và dẫn đến đột quỵ.
* Em môốn hỏi nếu xảy ra tình trạng đột quỵ ở nhà thì em phải làm sao để sơ cứu trước khi đến BV vì nhà em ở xa? Nếu như bị đơ lưỡi, mất cảm giác vì tình trạng rất nặng thì em phải làm như thế nào để tránh tình trạng tử vong khi bệnh nhân còn ở rất nặng thì em phải làm như thế nào để tránh tình trạng tử vong khi bệnh nhân còn ở nhà? (huynh phuong hai, 20 tuổi, babylovelytv@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Việc cần làm khi có người nhà bị đột quỵ là: đỡ người bệnh tránh té ngã gay chấn thương sọ não, nên đặt người bệnh tư thế nằm nghiêng đầu cao hơn thân mình, lấy hết dị vật có trong miệng (nếu có) để đảm bảo đường thở được thông thoáng, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế gần nhà nhất. Tử vong do đột quỵ rất khó tiên đoán và phòng ngừa tại nhà.
* Xin vui lòng cho tôi gởi một số thắc mắc của mình: 1/ Làm sao để tránh được nguy cơ mắc bệnh đột quỵ? 2/ Những biểu hiện nào để cho ta biết được một người mắc bệnh đột quỵ vì thường tôi thấy người mắc bệnh này họ bị té ngã và sau đó trong vài tiếng đồng hồ là họ phát bệnh hoặc tử vong thì làm sao ta biết được cú té nào là của bệnh đột quỵ? 3/ Vui lòng chỉ cách sơ cấp cứu cho người bệnh đột quỵ trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện? Xin cám ơn. (Nguyễn Thùy Ngọc Thảo, 25 tuổi, ktthao2003@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Để phòng ngừa đột quỵ trước tiên chị nên đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay các bệnh tim mạch. Việc hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia; tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau xanh và cá cũng giảm nguy cơ đột quỵ.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh đột quỵ là: đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, nhìn đôi (nhìn một hình ra hai hình), rối loạn ngôn ngữ (thường là không nói được), rối loạn cảm giác (thường là tê tay chân một bên), yếu hoặc liệt nửa người, rối loạn ý thức hay hôn mê.
Việc nên làm khi sơ cứu một người bị đột quị là: đỡ người bệnh tránh té ngã gây chấn thương sọ não, nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng một bên và đầu cao hơn thân mình, lấy sạch các dị vật trong miệng (nếu có) để đảm bảo đường thở được thông thoáng, đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
* Tôi được biết hiện nay có 3 bệnh viện tại TP.HCM có thuốc điều trị cho bệnh tai biến khi được điều trị trong vòng 3 giờ kể từ lúc phát hiện ra các triệu chứng của tai biến. Xin các bác sĩ cho biết chính xác 3 bệnh viện đó là gì, địa chỉ ở đâu. Xin cám ơn (nguyễn thị thu hằng, 33 tuổi, anhhang@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Loại thuốc mà bạn vừa kể là thuốc làm tan cục máu đông chỉ được sử dụng trong những trường hợp nhồi máu não (thiếu máu não) do nguyên nhân nghẽn mạch máu nhỏ chứ không sử dụng cho tất cả các loại tai biến, việc sử dụng thuốc phải được giám sát chặt chẽ vì nó làm tăng nguy cơ chảy máu cho bệnh nhân. Có nhiều bệnh viện sử dụng được loại thuốc này.
Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện 115, bệnh viện Gia Định....Ngoài ra tại bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM các bác sĩ có thể thực hiện được can thiệp trong lòng mạch máu: đưa các ống thông siêu nhỏ đến tận nơi mạch máu bị tắc nghẽn để bơm thuốc làm tan cục máu đông, tỉ lệ thành công cao hơn trong trường hợp tắc các mạch máu não lớn.
Nếu mạch máu bị vỡ: vỡ phình mạch, vỡ dị dạng, (hay xuất huyết não nói chung) là các chống chỉ định của phương pháp làm tan máu đông nói trên.
* Tôi có người bạn chiều có đi đá bóng tối có uống mấy cóc biakhông phải say tối ngủ một giấc và qua đời luôn, tuổi đời khoảng 30. Cho hỏi có phải bệnh đột quỵ không và nguyên nhân nào gây nên tử vong như vậy? Tác hại của bia rượu là có cơ sở không? (Hóa, 31 tuổi, nvhoa.namdong@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Nguyên nhân tử vong trong trường hợp này có thể là:
Do tim: nhồi mau cơ tim cấp, cũng có thể do đột quỵ do làm tăng huyết áp, rượu bia có thể gây độc hại cho thần kinh, bệnh nhân uống quá nhiều rượu có thể gây ngộ độc rượu cấp tính và dẫn đến tử vong.
* Em có người nhà bị tai biến mạch máu não. Theo như bác sĩ chẩn đoán thì bị tắc mạch máu não dẫn tới méo miệng, nói không rõ, tay trái bị liệt nhẹ và trí nhớ bị giảm sút. Người nhà em đang điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền quân đội. Em hỏi: - Người nhà em có thể phục hồi lại như ban đầu được không? - Khoảng bao lâu thì có thể đi làm lại đượ. Có thể bị tai biến lại nữa không? và cách kiềm chế khỏi bị tai biến lại. Em xin cảm ơn (Nam, 3 tuổi, quangdienht)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Một người bị tai biến tắc mạch máu não sẽ có ít nhiều di chứng về vận động ngôn ngữ cũng như trí nhớ. Tắc mạch máu não sẽ làm thiếu máu nuôi mô não thuộc vùng động mạch bị tắc.
Nguyên nhân gây thiếu máu não: xơ vữa động mạch gây huyết khối làm tắc mach máu não, các bệnh tim mạch, nhất là bệnh van tim, có thể tạo các cục huyết khối đi theo đường động mạch làm tắc mạch máu não.Người nhà của bạn khó thể hồi phục lại như ban đầu được.
Việc đi làm lại còn tùy thuộc vào công việc. Nguy cơ tái phát ở người đã bị tai biến mạch máu não tăng dần theo thời gian. Để phòng ngừa cần theo dõi tái khám tại các phòng khám thần kinh.
* Cục máu đông gây ra đột quỵ. Vậy tôi thuộc trường hợp máu không đông thì có dễ bị đột quỵ không? Người bình thường phải ăn uống, luyện tập và điều trị như thế nào để tránh cục máu đông? (Hoài Vy, 20 tuổi, hoaivy20@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Cục máu đông từ tim gây đột quỵ thể nhồi máu.
Người bị rối loạn đông máu: máu không đông có nguy cơ đột quỵ thể xuất huyết nhiều hơn người bình thường.
Trường hợp của em máu không đông thì ít có nguy cơ bị cục máu đông, nhưng tăng nguy cơ chảy máu, thì em phải cẩn thận với những va chạm mạnh, những vết thương có thể làm chảy nhiều máu và để lại những vết bầm nên việc tập luyện phải bảo đảm an toàn vừa sức tránh va chạm.
*Tôi năm nay 30 tuổi tôi cần làm gì để phòng tránh bị đột quỵ. Có thể hướng dẫn cho tôi cách ăn uống hợp lý và những cách để ngăn ngừa bệnh? Nếu một người bị đột quỵ thì cách sơ cứu như thế nào? (phuongnguyen, 30 tuổi, phuongnguyendk@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN -BV CHỢ RẪY:
Anh (chị) 30 tuổi thì chưa thuộc nhóm nguy cơ cao cho bệnh đột quị nên đừng quá lo lắng. Các nguy cơ ở nhóm người nhỏ tuổi là: các bệnh lý tim mạch như bệnh van tim hay các bệnh hệ thống như bệnh lupus đỏ hoặc các bất thường vê mạch máu não với triệu chứng gợi ý là đau đầu thường xuyên hay co giật...
Tuy nhiên để phòng ngừa đột quị trước tiên anh (chị) nên đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay các bệnh tim mạch. Việc hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia; tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau xanh và cá cũng giảm nguy cơ đột quị.
Việc nên làm khi sơ cứu một người bị đột quị là: đỡ người bệnh tránh té ngã gây chấn thương sọ não, nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng một bên và đầu cao hơn thân mình, lấy sạch các dị vật trong miệng (nếu có) để đảm bảo đường thở được thông thoáng, đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.* Ngoại em năm nay 65 tuổi, người mập và có bệnh cao huyết áp. Gần đây ngoại em có bị đột quỵ 1 lần nhưng mức độ nhẹ và chưa có nguy hiểm gì, vậy cho em hỏi khi đột quỵ thì cách sơ cứu như thế nào trước khi chuyển đến bệnh viện? Có chế độ ăn uống và tập thể dục riêng không?
*Ngoại em năm nay 65 tuổi, người mập và có bệnh cao huyết áp. Gần đây ngoại em có bị đột quỵ 1 lần nhưng mức độ nhẹ và chưa có nguy hiểm gì, vậy cho em hỏi khi đột quỵ thì cách sơ cứu như thế nào trước khi chuyển đến bệnh viện? Có chế độ ăn uống và tập thể dục riêng không?
Ngoại em thường uống café và hay kêu con cháu lớn tiếng phải dùng sức thì có ảnh hưởng gì không? Ngoại em cũng có thẻ bảo hiểm và thường xuyên đi khám định kỳ, ngoại có đi bộ vào buổi sáng nhưng không ngồi không mà cứ loay hoay kiếm việc làm hoài có tốt không? Xin cảm ơn các bác sĩ và chương trình! (Võ Thị Ngọc Ánh, 23 tuổi, baoanh845@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Trường hợp của bà em nên được kiểm tra thêm các yếu tố nguy cơ khác bên cạnh tăng huyết áp: rối loạn mỡ máu, thừa cân, tiểu đường và nếu được nên làm thêm các xét nghiệm siêu âm mạch máu: động mạch cảnh, chụp CT hoặc MRI để tìm các nguyên nhân đã gây đột quỵ nhẹ vừa rồi để có hướng điều trị thích hợp.
Việc sơ cứu đột quỵ tại nhà chủ yếu là bảo đảm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân: lấy răng giả, dị vật trong miệng, nới lỏng quần áo, không nên làm các sơ cứu theo dân gian như: vắt chanh, cạo gió...sẽ làm mất thời gian và có thể làm bệnh nặng thêm, nên đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
* Tôi làm công ty nước ngoài, nhiều khi vào dự án làm việc căng thẳng. Nhiều lúc tôi muốn vỡ người ra. Xin cho hỏi cường độ làm việc có phải là nguyên nhân đột quỵ không? (mai anh)
* Tôi muốn hỏi trầm cảm kéo dài có thể dẫn đến vỡ mạch máu không? tôi muốn biết rõ về trường hợp xuất huyết não (khanhvan, 45 tuổi, vandien@yahoo.com)
*14 Xin các chyên gia cho biết những loại, nhóm thức ăn nào có thể hạn chế và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ? Cách phòng tránh tốt nhất là gì? (Hoa Y Du, 18 tuổi, se7enlove_020@yahoo.com.vn)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
*Cường độ làm việc không phải là nguyên nhân gây đột quị.
*Trầm cảm là một bệnh về lĩnh vực tâm thần, chưa ghi nhận liên quan giữa trầm cảm và vỡ mạch máu não. Xuất huyết não là một trong thể bệnh chính của đột quị. Nguyên nhân thường gây ra xuất huyết não là tăng huyết áp, bất thường hệ thống mạch máu não và một số trường hợp do rối lọan đông máu.
*Không có nhóm thức ăn nào liên quan rõ ràng đến việc làm tăng nguy cơ đột quị. Tuy nhiên để phòng ngừa đột quị trước tiên anh (chị) nên đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay các bệnh tim mạch. Việc hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia; tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau xanh và cá cũng giảm nguy cơ đột quị.
*Bố tôi & ông nội tôi đều mất ở tuổi 43, 44 tuổi do đột quỵ. Xin cho hỏi có phải bệnh trên là do di truyền không vì hiện nay tôi 40 tuổi mà đã cao huyết áp, và các chỉ số về mỡ trong máu, chrolesterol.. đều rất cao. Xin báo sĩ tư vấn cách ngăn ngừa bệnh trên (Nguyen Trong Hien, 40 tuổi, tronghien@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Đột quỵ không liên quan đến yếu tố di truyền, chỉ có yếu tố gia đình (trong gia đình có người bị đột quỵ thì có khả năng bệnh đột quỵ cao hơn).
Trường hợp của anh có tăng huyết áp và tăng mỡ máu là thuộc nhóm nguy cơ cao của đột quỵ. Việc phòng ngừa đột quỵ tốt nhất là kiểm soát tốt huyết áp và tình trạng tăng mỡ máu.
* Bệnh tai biến mạch máu não bị 1 lần có bị tái phát lại không, cách phòng ngừa như thế nào (nguyen thi thanh thuy, 29 tuổi, ththuyhp@)
Nguy cơ tái phát của đột quỵ tăng dần theo thời gian. Phòng ngừa đột quỵ bao gồm phòng ngừa tiên phát cho những người chưa bị đột quỵ nhưng có các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu. Phòng ngừa thứ phát cho những người đã bị đột quỵ là kiểm soát tốt nguyên nhân gây ra đột quỵ và các yếu tố nguy cơ.
* Rối loạn tiền đình có trở thành đột quỵ không thưa Bác sĩ ? (Lê Thị Ngọc Thanh, 43 tuổi, ngocthanh@com)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Rối lọan tiền đình không phải là yếu tố nguy cơ của đột quị. Tuy nhiên rất dễ nhầm một số triệu chứng của đột quị với rối lọan tiền đình. Chị cần đến phòng khám thần kinh để bác sĩ khám và có kết luận chính xác.
Tôi nghe nói thường xuyên uống thuốc Aspirine (PH8 )có thể phòng ngừa được đột quỵ? Xin hướng dẫn cách sử dụng thuốc (Trần Bá Tuân, 53 tuổi, tuan_tran_ba@yahoo.com)
MẸ em hay mệt tim,có khả năng dùng Aspirin để chống đông máu dài lâu được không ? (Công Hiếu, 28 tuổi, anhkhongcanyeuai@yahoo.com)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Theo nhiều nghiên cứu Aspirine dùng lâu dài có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi nhưng chủ yếu là loại thiếu máu vì Aspirine là thuốc chống kết tập tiểu cầu làm hạn chế sự tạo thành cục máu đông.
Aspirine không làm giảm nguy cơ xuất huyết não. Aspirine có tác dụng phụ có thể gây loét dạ dày nên cẩn thận cho bệnh nhân có tiền căn loét dạ dày vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
Liều thông thường hay sử dụng là Aspirine 81 mg mỗi ngày.
*Ba tôi bị đột quỵ cách đây 3 năm, hiện giờ đã có thể chống gậy đi được. Hàng ngày ông dùng 1 viên Adalat và 1/2 viên Coversyl 4mg để không cho huyết áp lên cao. Bác sỹ có thể cho tôi biết dùng lâu dài thuốc như vậy có hại gì không? Và nếu có thì Ba tôi nên được chăm sóc và điều trị thế nào cho đúng cách ? Xin cám ơn bác sỹ ... (Pham Minh Tien, 27 tuổi, tienphamminh99@yahoo.com)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Nếu ba em bị đột quỵ do tăng huyết áp thì việc uống thuốc hàng ngày để giữ huyết áp ổn định là điều cần thiết.
Nói chung uống thuốc lâu dài đôi khi cũng có những tác dụng phụ không mong muốn nên ba em cần đến khám định kỳ để bác sĩ điều chỉnh thuốc và theo dõi tác dụng phụ cho phù hợp, không hút thuốc lá, ăn ít muối, hạn chế mỡ là cách có thể áp dụng cho mọi trường hợp để phòng ngừa tăng huyết áp và đột quỵ.
* Ba tôi 72 tuổi, bị cao huyết áp cách nay hơn 1 năm bị tai biến nhẹ, hiện nay bác sỹ cho uống thuốc cao huyết áp hằng ngày và thường đo được ở mức 120-130/90-10.
Trước khi bị tai biến nhẹ ông đi lại bình thường mặc dù hai chân có cảm giác tê tê, kể từ khi bị tai biến chân yếu đi lại khó khăn nên ông ít vận động mặc dù ăn uống rất khỏe nên càng ngày bụng càng to và thân hình nặng nề (nặng khoảng 80kg).
Xin hỏi, Ba tôi có thể chữa trị ở đâu, bằng phương pháp gì để chân có thể đi lại bình thường, thời gian bao lâu, tốn khoảng bao nhiêu chi phí? Gia đình tôi ở nông thôn xin tư vấn chế độ dinh dưỡng để giảm cân cho ông. Xin cảm ơn bác sỹ. (Bui Phung Hiep, 30 tuổi, hiepktvina@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Huyết áp duy trì ở mức 120-130/90-100mmHg là tốt.
Triệu chứng tê và yếu 2 chân có thể do ít vận động cũng có thể do đột quỵ mới. Việc tập luyện để hai chân hoạt động mạnh hơn cần có sự hướng dẫn của các BS vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
Do đó nên đưa bác đến phòng khám thần kinh tái khám để có chế độ điều trị thích hợp. Bạn có thể đưa bác đến khám tại bệnh viện tỉnh của bạn đang sống để các bác sĩ tư vấn vấn đề giảm cân và điều trị phòng ngừa đột quỵ tái phát.
* Tôi thỉnh thoảng đang đi bị choáng váng phải đứng lại vài giây thì khỏi. Đặt biệt là khi tôi đang ngủ bật dậy thật nhanh bước vài bước thì trước mặt tối đen phải nhắm mắt và đứng dậy vài giây thì khỏi và thỉnh thoảng tôi lại bị nhói đau phía ngực trái vài giây thì khỏi. Xin Bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì- Xin cảm ơn! (Võ Thị Kim Loan, 44 tuổi, vtkloan_la@yahoo.com.vn)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Trường hợp chóng mặt của chị có thể là do tụt huyết áp thế đứng, nghĩa là khi thay đổi tư thế đột ngột nhất là từ nằm sang ngồi có nhiều bệnh nhân thấy choáng váng do cơ thể chưa kịp thích nghi, đa số là lành tính. Cách khắc phục sẽ là chị nên thay đổi tư thế từ từ và ngồi ổn định vài phút trước khi đứng dậy đi.
Triệu chứng nhói đau phía ngực trái nếu liên quan đến gắng sức thì chị nên đến khám chuyên khoa tim mạch để loại trừ thiếu máu cơ tim.
*Tôi bị tai nạn xe bất tỉnh sau đó được cấp cứu điều trị gần 1 tháng tại bệnh viện Nhân Dân 115 và được biết do bị tai biến mạch máu não. Sau khi xuất viện tối lại đi châm cứu liên tục trong 6 tháng do bị liệt dây thần kinh số 7 làm méo miệng về bên trái & mắt phải không chớp được.
Hiện nay tôi vẫn thường kiểm tra huyết áp tai nhà là 140/100 ~ 150/110, tôi cũng thường uống rượu trong các bữa cơm tối. Vậy mong Bác sĩ cho tối biết những điều cần thiết để tránh ngưa bệnh đột qụy. Chân thành cám ơn (Nguyễn Ngọc Thơ, 39 tuổi, nntho2204@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Để phòng ngừa đột quỵ tái phát anh nên theo dõi tái khám tại khoa thần kinh và khoa tim mạch BV 115 để kiểm soát huyết áp ở mức 120/80mmHg và dùng thuốc phòng ngừa đột quỵ thích hợp. Hạn chế uống rượu, rất tốt cho việc phòng ngừa đột quỵ. Vấn đề liệt dây thần kinh số 7 có thể kết hợp tập vật lý trị liệu.
* Năm rồi Ba tôi mất do bệnh tai biến mạch máu não, trước đây chưa phát sinh lần nào, ngày trước vẫn bình thường nhưng tối khi ăn cơm và xem TV xong khi đi tiểu vào thì bị đau đầu và chóng mặt. Do chúng tôi không có kinh nghiệm sơ cứu và chở Ba tôi đi lên bệnh viện huyện bằng xe máy thì Ba bị liệt bên phải và sao khi nằm Bệnh viện Chợ Rẫy 1 tuần thì Ba tôi mất.
Xin Bác sỹ cho tôi biết phương pháp sơ cứu người bị tai biến như thế nào khi có biểu hiện như vậy? Có thuốc gì để uống khi có biểu hiện này không? Tăng huyết áp có ảnh hưởng đến tai biến mạch máu não hay không? (Công Minh, 29 tuổi, congtonminh@yahoo.com)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Phương pháp sơ cứu tại nhà cho bệnh nhân đột quỵ chủ yếu là giữ thông thoáng đường thở, tránh dùng các phương pháp dân gian như: vắt chanh, cao gió...Nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, không di chuyển bệnh nhân bằng xe máy vì có thể làm bệnh nặng thêm.
Tránh sử dụng thuốc tại nhà. Tăng huyết áp là bệnh gây đột quỵ (đã được chứng minh).
*Người có huyết áp thấp có dẫn đến tai biến mạch máu não và đột ngụy không ? (ĐẶNG LỆ CHÂU, 42 tuổi, lastingpower378@gmail.com)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Chưa ghi nhận huyết áp thấp có liên quan đến tai biến mạch máu não. Có nhiều người huyết áp thấp nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường (Thường là phụ nữ) tuy nhiên chị cũng nên đi khám sức khỏe tổng quát để loại trừ một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết.
*Tôi hãy bị nhói ở bên tim và cảm thấy hơi bị hoa mắt khi phải suy nghĩ, đầu óc căng thẳng, huyết áp có lúc 10/6; 11/7,12/8, là lúc tôi cảm thấy nhức đầu vô cùng, uống 1 viên Panadol thì từ từ thuyên giảm. Tôi đo huyết áp bằng may Omrom. (Nguyễn thị Bích Hiền, 52 tuổi tuổi, my_hien_hang_han@yahoo,com)
*Cho toi hoi cach phong va dung nhung thuoc gi de ngan dot quy (tran huy hung, 30 tuổi, hayvuonlenchinhminh@yahoo.com)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM:
Những phương pháp có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ hiện nay là:
+ Tránh béo phì
+ Không hút thuốc lá, không uống rượu bia nhiều.
+ Điều trị tốt tăng huyết áp
+ Điều trị tốt tiểu đường
+ Điều trị tốt rối loạn mỡ máu
+ Chế độ làm việc vận động phù hợp, tránh quá căng thẳng
Phát hiện sớm những triệu chứng thiếu máu não thoáng qua, chẩn đoán sớm và điều trị phòng ngừa. Nếu tìm được nguyên nhân có thể gây đột quỵ.
Việc dùng thuốc để ngăn ngừa đột quỵ là tùy nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của từng trường hợp cụ thể. Trong cộng đồng có các nghiên cứu việc sử dụng Aspirine liều thấp có thể giảm nguy cơ đột quỵ nhồi máu cho người lớn tuổi.
* Mẹ tôi 80 tuổi. Ba bị tiểu đường và cao huyết áp. Hiện nay vẫn uống thuốc thường xuyên theo toa. Đường áp bình thường, huyết áp ổn định. Tuy nhiên tôi rất lo lắng khi bà tức giận thì thường quỵ ngã. Nhiều lần chúng tôi phải hô hấp nhân tạo. Xin hỏi các bác sĩ: Phương pháp cần thiết nào khi bà bị ngất? khi ấy chúng tôi phải làm gì? (richard ho, 1974 tuổi, hohungdung@)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Tiểu đường và cao huyết áp là những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Mẹ của bạn thường bị ngã khi tức giận chưa loại trừ thiếu máu não thoáng qua. Việc cần làm mỗi khi mẹ của bạn quỵ ngã là đỡ bà để tránh chấn thương sọ não. Sau đó kiểm tra huyết áp và đường huyết để tránh những trường hợp tụt huyết áp hoặc hạ đường huyết. Bạn nên kể những triệu chứng này với bác sĩ đang điều trị bệnh cho mẹ bạn để có lời khuyên cụ thể hơn.
*Em bị huyết áp cao đã đi khám bác sĩ rồi và đã uống thuốc thì thấy huyết áp ổn định ở mức bình thường, nhưng bác sĩ bảo em phải uống thuốc suốt đời. Em có cần phải uống thuốc suốt đời không? (dau ten, 23 tuổi, pminhtam27@)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM:
*Em 23 tuổi bị tăng huyết áp, nếu được nên tìm thêm các nguyên nhân gây tăng huyết áp cho những người trẻ: hẹp động mạch thận, một số bệnh nội tiết bởi vì nếu tìm được nguyên nhân và điều trị được nguyên nhân này huyết áp có thể ổn định và không cần dùng thuốc.
Nếu không tìm được nguyên nhân phải uống thuốc suốt đời (khoảng 95% bệnh nhân tăng huyết áp phải uống thuốc suốt đời), và đa số được xếp vào tăng huyết áp vô căn.
* Bố tôi bị tai biến mạch máu não cách đây 2 năm, bây giờ 1 bên phải người bị liệt, phát ra âm nhưng không nói được, hiện vẫn lấy thuốc Đông y về uống nhưng nói vẫn không được. Xin hỏi bác sĩ liệu bố tôi có khả năng nói lại được không? (Nguyễn Xuân Phượng, 27 tuổi, xuanphuongk25ait@yahoo.com)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Bố bị tai biến mạch máu não cách đây 2 năm, bây giờ 1 bên phải người bị liệt. Đây là trường hợp tổn thương não bán cầu bên trái làm trung tâm về ngôn ngữ bị ảnh huởng nên bố của anh (chị) không nói được. Khả năng để bố của anh (chị) nói lại được như người bình thường là rất khó. Tuy nhiên anh (chị) có thể đưa bác trai đến các trung tâm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sau đột quị để bác sĩ khám và hướng dẫn thêm.
* Tôi năm nay 35 tuổi, độc thân, bị bệnh Động mạch vành 1 nhánh (Nhồi máu cơ tim), tôi cần giữ gìn sức khỏe và chế độ ăn uống như thế nào? Từ trước đến nay chỉ có vướng hút thuốc, ít dùng rượu bia và chất kích thích khác, mong Bác sĩ tư vấn & hướng dẫn. (Chí Dũng Nguyễn, 35 tuổi, chidungng@yahoo.com)
Th.S, BS LÊ NGUYỄN NHỰT TÍN - BV Chợ Rẫy:
Bệnh mạch vành là một trong những bệnh tim mạch có liên quan đến đột quị. Anh nên theo dõi điều trị liên tục tài phòng khám tim mạch để có chế độ điều trị và chế độ ăn thích hợp. Hút thuốc lá không tốt cho người bị bệnh mạch vành và là yếu tố nguy cơ của đột quị. Do đó việc ngưng hút thuốc lá rất có lợi cho sức khỏe của anh.
* Xin hỏi khi bệnh nhân bị tai biến, mức dộ nào thì cứu được, mức độ nào thì không thể, liệu sơ cứu có làm kìm hãm được mức độ nguy hiểm không? (hoàn anh @yahoo.com)
BS CKI Ngoại thần kinh TRẦN CHÍ CƯỜNG - BV ĐH Y Dược TP.HCM
Khả năng điều trị tai biến tùy vào từng trường hợp cụ thể và tùy vào nguyên nhân gây tai biến có thể điều trị được hay không. Nói chung nếu bệnh nhân sau tai biến bị hôn mê sâu, không đáp ứng với mọi kích thích từ bên ngoài thì khả năng là không cứu được.
Nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo, vẫn tiếp xúc được thì khả năng điều trị được sẽ cao hơn việc sơ cứu ban đầu kịp thời có thể ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm.
Nếu không được sơ cứu trong trường hợp bệnh nhân hôn mê, tắc nghẽn đường thở có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Hiện tại ở Việt Nam chúng ta cũng có những
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận