Ca phẫu thuật do ThS.BS Nguyễn Hồng Trung – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện, một BS có nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật chỉnh hình, dị tật cơ quan vận động trực tiếp đảm nhiệm.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân S.H sinh năm 2000 (trú tại TP.HCM) bắt đầu đến bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn khám và điều trị dị tật ở cơ quan vận động từ đầu tháng 3/2016. Qua nhiều lần thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ xác định bệnh nhân S.H bị biến dạng chân vòng kiềng hai bên bẩm sinh và có chỉ định phẫu thuật chỉnh trục can thiệp...
![]() |
Ảnh chụp X-Quang chân bệnh nhân S.H trước và sau khi phẫu thuật |
“Vấn đề ở chỗ bệnh nhân vẫn phát triển bình thường và quá trình biến dạng diễn ra khá chậm nên gia đình đã không phát hiện và điều trị đúng cách từ sớm. Bởi với độ cong chân dưới 10 độ và ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, có thể áp dụng phương pháp dùng nẹp chỉnh hình để điều trị mà không phải phẫu thuật. Hoặc nếu độ cong nặng phải phẫu thuật ở độ tuổi này cũng rất thuận lợi bởi đang độ tuổi phát triển nhanh về xương khớp” – Bác sĩ Trung cho biết.
Trong khi đó, ca phẫu thuật can thiệp nhằm điều chỉnh trục xương cho bệnh nhân S.H được đánh giá có độ khó cao, do bệnh nhân không chỉ bị biến dạng ở cẳng chân mà còn bị biến dạng ở cả vùng đùi hai bên. Đồng thời, bệnh nhân đã 16 tuổi nên việc phẫu thuật cũng không còn thuận lợi như trẻ nhỏ bởi hệ xương khớp đã phát triển gần như hoàn thiện.
![]() |
Các bác sĩ tiến hành đo độ lệch trục xương của bệnh nhân |
Theo ThS.BS Nguyễn Hồng Trung, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, “cái khó và quan trọng nhất là phải đo chính xác được độ lệch của trục xương, độ cong sinh lý của cả 2 chân bệnh nhân. Bởi nếu không, dù là 1 chênh lệch nhỏ sẽ dẫn đến mất cân xứng chiều dài 2 chân, gây lệch vẹo hoặc thậm chí không lành xương (hay còn là hiện tượng khớp giả) khiến bệnh nhân không thể vận động được”.
![]() |
Ca phẫu thuật được tiến hành thành công |
Lường trước những nguy cơ trên, ê kip mổ đã chuẩn bị mọi phương án để xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra. Nhờ vậy, chỉ hai ngày sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân S.H đã ổn định và có thể ngồi dậy. Và đến nay, một tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân đã được xuất viện, bệnh nhân sẽ được tập các bài tập vật lý trị liệu trong vài ngày tới và sau đó có thể tự bước đi, vận động như bình thường.
![]() |
BS. Trung đang thăm khám bệnh nhân sau ca mổ |
![]() |
Một ngày sau khi mổ, sức khỏe bệnh nhân S.H đã ổn định |
Được biết, trước đây cũng tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, ThS.BS Nguyễn Hồng Trung cùng cộng sự thuộc Khoa Chấn thương chỉnh hình cũng đã tiến hành phẫu thuật can thiệp xử lý thành công cho một bệnh nhi bị biến dạng chân chữ O.
Thành công của các phẫu thuật không chỉ đem lại hy vọng hòa nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân đang hằng ngày sống chung với các dị tật bẩm sinh cơ quan vận động. Những ca phẫu thuật có độ khó cao này còn khẳng định sự tiến bộ vượt bậc về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của các Bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn nói chung và Khoa Chấn thương chỉnh hình nói riêng. Điều này chính là cơ sở cho sự thành công của hơn 400 ca phẫu thuật, và con số hơn 29.000 lượt bệnh nhân đã lựa chọn khám và điều trị các chứng bệnh về cơ xương khớp tại khoa này của bệnh viện.đã nói lên tất cả.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận