05/04/2022 16:08 GMT+7

Phát hiện ngôi sao khổng lồ vẫn còn 'trong bụng mẹ'

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Các nhà khoa học đã quan sát thấy một ngôi sao khổng lồ có khối lượng gấp 9 lần sao Mộc. Ngôi sao này đang trong giai đoạn đầu mới hình thành và vẫn còn "trong bụng mẹ".

Phát hiện ngôi sao khổng lồ vẫn còn trong bụng mẹ - Ảnh 1.

Đồ họa cho thấy có một hành tinh mới khổng lồ vừa được hình thành giai đoạn đầu có tên AB Aur b - Ảnh: NASA

Đây là một khám phá thách thức sự hiểu biết về sự hình thành hành tinh.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng Subaru đặt gần đỉnh núi lửa Hawaii và kính viễn vọng không gian Hubble quay quanh quỹ đạo để phát hiện và nghiên cứu hành tinh. Trong quá trình này, họ phát hiện một hành tinh khí khổng lồ quay xung quanh ngôi sao chủ của nó, theo Hãng tin Reuters.

Hành tinh khí khổng lồ giống như những hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta là sao Mộc và sao Thổ. Chúng được cấu tạo chủ yếu từ hydro và heli, với các dòng khí xoáy xung quanh một lõi rắn nhỏ hơn.

Nhà vật lý thiên văn Thayne Currie của Cơ quan Quản lý kính viễn vọng Subaru và Trung tâm Nghiên cứu NASA-Ames, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng hành tinh này vẫn chưa đến quá trình "sinh nở". Bằng chứng cho thấy rằng đây là giai đoạn hình thành sớm nhất từng được phát hiện của một hành tinh khí khổng lồ".

Hành tinh mới trông như một đĩa khí và bụi mở rộng - vật chất hình thành các hành tinh - bao quanh một ngôi sao có tên AB Aurigae, nằm cách Trái đất 508 năm ánh sáng.

Tên gọi của hành tinh mới này là AB Aur b. Nó là một trong những hành tinh lớn nhất từng được phát hiện. Hành tinh này đang đạt đến kích thước tối đa để được xếp loại là một hành tinh, chứ không phải là sao lùn nâu, một vật thể trung gian giữa hành tinh 0 và ngôi sao.

Sự hình thành của hành tinh này dường như theo một quá trình khác với mô hình hình thành hành tinh tiêu chuẩn.

Nhà thiên văn học Olivier Guyon, cũng là nhà đồng nghiên cứu của phát hiện này, chia sẻ: "Suy nghĩ thông thường cho rằng hầu hết các hành tinh hình thành bằng cách tích tụ chậm chất rắn vào lõi đá, và những hành tinh khí khổng lồ phải trải qua giai đoạn này trước khi lõi rắn đủ lớn để bắt đầu tích tụ khí".

Ngược lại, trường hợp hành tinh mới này lại nhúng trong đĩa khí có chứa từ bụi đến đá tảng. Đĩa này bao quanh một ngôi sao trẻ đang dần dần phát triển. Khi đủ lớn thì lõi sẽ bắt đầu tích tụ khí từ đĩa.

Ông Guyon nói: "Khám phá này thách thức sự hiểu biết của chúng ta về sự hình thành hành tinh".

Các nhà nghiên cứu tin rằng ngôi sao AB Aur b đang hình thành theo kịch bản: đĩa xung quanh ngôi sao nguội đi và lực hấp dẫn khiến nó phân mảnh thành một hoặc nhiều khối lớn hình thành các hành tinh.

AB Aurigae - “ngôi sao mẹ” của AB Aur b, nặng gấp 2,4 lần và sáng hơn gấp 60 lần Mặt trời.

AB Aurigae hiện khoảng 2 triệu năm tuổi, quá trẻ so với Mặt trời có tuổi thọ 4,5 tỉ năm.

4 'ngôi sao' Kim, Mộc, Hỏa, Thổ cùng thẳng hàng trên bầu trời

TTO - Bước vào tháng 4, Trái đất sẽ có dịp chứng kiến một khung cảnh tuyệt đẹp trên bầu trời, khi 4 trong số 5 hành tinh sáng nhất hệ Mặt trời, gồm các "ngôi sao" Kim, Mộc, Hỏa, Thổ cùng xuất hiện thẳng hàng trên bầu trời sáng sớm.

GIA MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên