![]() |
Mảnh pho-mát cổ nhất thế giới tìm thấy trên cổ của một xác ướp 3.800 tuổi - Ảnh: LiveScience |
Các nhà khảo cổ học cho biết, mẫu pho-mát này được tìm thấy trên các xác ướp có niên đại khoảng 3.800 tuổi. Theo nghiên cứu, đây là món ăn được chế biến khá đơn giản, bổ dưỡng, dễ tiêu hoá, được chôn cất cùng với người đã mất với mục đích tạo nguồn thực phẩm cho họ ở thế giới bên kia.
Những khối pho-mát vàng, có kích thước khoảng 1-2cm, nằm trên vùng cổ và ngực của các xác ướp ở một số ngôi mộ ở nghĩa trang Xiaohe, Trung Quốc. Đây là khu vực có dụm cát lớn, nằm kế dòng sông khô, chứa hàng trăm xác ướp nằm trong các quan tài bằng gỗ.
Theo phân tích hoá học, sản phẩm “sữa cổ” này không đòi hỏi bất kì loại enzyme (men dịch vị) nào để làm pho-mát cứng. Thay vào đó, các nhà sản xuất cổ xưa đã sử dụng các vi khuẩn như Lactobacillus và men nấm Saccharomycetaceae - thường được dùng phổ biến trong những thức uống lên men sữa, còn được gọi là kefir. Pho-mát cổ có hàm lượng muối ít hơn các loại pho-mát muối điển hình ngày nay.
Tạp chí khoa học chuyên đề Khảo cổ học cho biết: “Phát hiện lần này đã củng cố một cách chắc chắn những lý thuyết về việc mở rộng kinh tế ngành chăn gia súc ở vùng Đông Âu Á. Đây cũng là một trong những lý do khiến ngành chăn gia súc thống trị cuộc sống khu vực này trong thời cổ đại.”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận