05/05/2017 18:54 GMT+7

Phát hiện bộ Linga - Yoni Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Khai quật tháp Chăm Núi Bút, Quảng Ngãi, các chuyên gia phát hiện một bộ Linga - Yoni thuộc văn hóa Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay cùng nhiều hiện vật quý ghi dấu một thời kỳ lịch sử của dải đất miền Trung.

Tiến sĩ Vũ Quốc Hiển (trái) đánh giá những hiện vật này có giá trị cả về mặt văn hóa lẫn lịch sử vô cùng quý hiểm, giải mã nhiều câu hỏi của quá khứ - Ảnh: TRẦN MAI
Tiến sĩ Vũ Quốc Hiển (trái) đánh giá những hiện vật này có giá trị cả về mặt văn hóa lẫn lịch sử vô cùng quý hiếm, giải mã nhiều câu hỏi của quá khứ - Ảnh: TRẦN MAI

Chiều 5-5, tại Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Ngãi đã diễn ra buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khẩn cấp tháp Núi Bút. Tiến sĩ Vũ Quốc Hiển, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chủ trì khai quật cho biết phần móng tháp làm bằng đá ong còn nguyên vẹn rất hiếm thấy ở Việt Nam. 

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ về gian thờ của tháp Núi Bút so với những tháp khác ở Việt Nam, ông Hiển cho biết: “Gian thờ tương đương với tháp Bà Po Nagar (Nha Trang) và tháp Nhạn (Tuy Hòa). Tháp Núi Bút có khoảng giữa không đặc đá ong, đây chính là trung tâm tháp nơi đặt vật thờ là bộ Linga - Yoni”.

109 hiện vật được phát hiện tại di tích tháp Núi Bút bao gồm nhiều chất liệu khác nhau như: đất nung, gốm sứ có men, đá… có niên đại từ thế kỷ thứ X đến XIII. Trong đó có những hiện vật quý như: hai tượng Kinnari bằng đất nung đã phai màu và không còn nguyên vẹn, một đầu tượng rắn Naga, một số mảnh trang trí góc tháp bằng đá có hình tia lửa…

“Đặc biệt là cuộc khai quật này đã phát hiện bộ Linga - Yoni thuộc văn hóa Chăm Pa còn nguyên vẹn có kích thước lớn nhất từ trước đến nay: Linga đường kính 40cm, cao 43cm. Yoni dài 168cm, rộng 124,4cm, dày 25,5cm.

Hiện vật này xứng đáng là bảo vật quốc gia. Trong thời gian tới sẽ hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận bộ Linga - Yoni này là bảo vật quốc gia” - ông Hiển cho biết.

Ngoài ra, còn có nhiều đĩa sứ men trắng. Khi chắp nối lại, các chuyên gia nhận định đây là đĩa sứ thời Tống có niên đại thế kỷ XI tương đồng với niên đại xây dựng tháp Núi Bút.

Điểm lạ lùng nữa là dù có một số hiện vật xứng tầm bảo vật quốc gia, nhưng đến trước cuộc khai quật vừa diễn ra tháp Chăm Núi Bút chưa có trong danh sách di tích Chăm Pa được thống kê khảo cứu.

Trong buổi báo cáo này, tỉnh Quảng Ngãi cũng đang tính toán đến phương án bảo vệ hiện vật ngay tại hiện trường với mái che để phục vụ tham quan, thay vì đưa hiện vật vào bảo tàng gây mất giá trị.

Một số hình ảnh hiện vật thu được từ khai quật:

Hiện vật trang trí góc tháp hình tia lửa vật liệu đá - Ảnh: TRẦN MAI
Hiện vật trang trí góc tháp hình tia lửa vật liệu đá - Ảnh: TRẦN MAI
Viên gạch xây dựng này có dấu vết gia công đinh ba thể hiện được cách thức xây dựng của người Chăm Pa cuối thế kỷ XI - Ảnh: TRẦN MAI
Viên gạch xây dựng này có dấu vết gia công đinh ba thể hiện được cách thức xây dựng của người Chăm Pa cuối thế kỷ XI - Ảnh: TRẦN MAI
Hiện vật đầu tượng rắn Naga - Ảnh: TRẦN MAI
Hiện vật đầu tượng rắn Naga - Ảnh: TRẦN MAI
Hiện vật đầu tượng Nam thần - Ảnh: TRẦN MAI
Hiện vật đầu tượng Nam thần - Ảnh: TRẦN MAI
Hiện vật tượng Kinari bị mất đầu, cánh đang chắp tai - Ảnh: TRẦN MAI
Hiện vật tượng Kinari bị mất đầu, cánh đang chắp tai - Ảnh: TRẦN MAI
Hiện vật đầu tượng Nam thần khá lạ so với nhiều tượng nam thần tương tự của văn hóa Chăm Pa khi được làm bằng đất nung - Ảnh: TRẦN MAI
Hiện vật đầu tượng Nam thần khá lạ so với nhiều tượng nam thần tương tự của văn hóa Chăm Pa khi được làm bằng đất nung - Ảnh: TRẦN MAI
Bộ Linga – Yoni thuộc văn hóa Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện ở tháp Núi Bút - Ảnh: TRẦN MAI
Bộ Linga - Yoni thuộc văn hóa Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện ở tháp Núi Bút - Ảnh: TRẦN MAI
TRẦN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên