Còn ba người bác kia đã tách ra ở riêng từ khi ngoại còn sống hiện không còn tên trong hộ khẩu. Nay năm người con của bác đã mất về giành nhà. Hỏi năm người con của bác có được hưởng phần nào di sản của bà ngoại, mẹ tôi sẽ được chia như thế nào?
hongminh982@...
- Trả lời:
Để giải thích việc phân chia thừa kế được đơn giản, dễ hiểu, chúng tôi giả thiết rằng:
- Cha mẹ của ông ngoại chết trước năm 1984;
- Cha mẹ của bà ngoại chết trước năm 1996;
- Ông bà ngoại không có cha mẹ nuôi, con nuôi;
- Vợ của người bác chết trước năm 1990;
- Trước khi chết, ông bà ngoại không để lại di chúc.
1. Xác định phần thừa kế của sáu người con
- Căn cứ điều 675 Bộ luật dân sự, khi người chết không để lại di chúc thì di sản mà người chết để lại được chia theo pháp luật.
- Căn cứ điều 676 Bộ luật dân sự thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự từng hàng thừa kế, theo đó, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Hàng thừa kế thứ nhất của ông bà ngoại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông bà ngoại. Theo thư trình bày, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà ngoại là sáu người con đẻ bao gồm cả người bác đã chết năm 1990.
- Căn cứ quy định nêu trên, di sản của ông bà ngoại được chia làm sáu phần bằng nhau mỗi người con được hưởng một phần. Vì vậy, mẹ của ông bà được hưởng 1/6 trên tổng giá trị di sản do ông bà ngoại để lại.
2. Về việc hưởng thừa kế của năm người cháu
- Căn cứ điều 677 Bộ luật dân sự, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống
- Theo thư trình bày, người bác chết năm 1990, trước khi bà ngoại qua đời. Do đó năm người cháu này được hưởng di sản mà người bác được hưởng là 1/6 trên tổng giá trị của di sản nếu người bác còn sống.
Việc năm người cháu này được hưởng là do họ được quyền thay thế vị trí của của người cha của họ đáng lẽ được hưởng nếu còn sống. Do đó, việc năm người cháu này yêu cầu chia phần thừa kế của họ trong căn nhà do ông bà ngoại để lại là đúng với pháp luật về thừa kế.
3. Về chi phí mà mẹ của ông bà đã bỏ ra để nuôi dưỡng người dì tàn tật và chi phí liên liên quan đến căn nhà.
Khi tiến hành phân chia thừa kế, mẹ của ông bà có thể tính toán số tiền đã bỏ ra liên quan đến căn nhà như tiền thuế nhà đất... và đề nghị các đồng thừa kế khấu trừ số tiền này vào di sản trước khi chia thừa kế.
Đối với chi phí nuôi dưỡng người dì, mẹ của ông bà có thể tính toán chi phí đã bỏ ra và đề nghị các anh em khấu trừ vào phần di sản thừa kế của người dì trước khi chia.
Đối với việc khấu trừ các chi phí nêu trên phải được các đồng thừa kế đồng ý, nếu các đồng thừa kế không đồng ý thì sự việc phải yêu cầu tòa án giải quyết.
Trân trọng.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề nhà đất, thủ tục giấy tờ liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng... hoặc bài vở cộng tác, bạn đọc gửi về mục "Tư vấn nhà đất" hoặc "Địa ốc" tại địa chỉ: diaoc@tuoitre.com.vn.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.
Địa ốc Tuổi Trẻ Online
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận