Hội thảo có sự tham dự của ông Trịnh Công Minh - phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang; GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - nhà giáo ưu tú, nguyên trưởng khoa nông nghiệp Trường đại học Cần Thơ; TS Võ Hữu Thoại - viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam; ông Lâm Văn Thông - phó giám đốc Dự án Phát triển sản phẩm mới và giải pháp dịch vụ nông nghiệp (Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau) cùng hơn 350 nông dân và các đại lý tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre và các khu vực lân cận.
Tại hội thảo, nhiều nông dân đã đặt nhiều câu hỏi đến các nhà khoa học và các sở, ngành như việc bón phân sao cho đúng cách? Bón loại phân nào để cho trái bưởi ngọt hơn…? Những thắc mắc của bà con đã được các nhà khoa học giải đáp tại chỗ trong buổi hội thảo.
Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, đất trồng cây ăn quả tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang có dấu hiệu bị suy thoái. Nếu không có biện pháp làm chậm và ngăn chặn kịp thời thì chi phí sản xuất của nhà vườn sẽ tăng, ảnh hưởng môi trường do người dân phải sử dụng phân thuốc nhiều hơn.
Do đó, theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, trong quá trình canh tác nhà vườn cần chủ động bón phân, cải tạo đất để giữ độ phì nhiêu cho đất.
Trong khi đó, TS Võ Hữu Thoại cho biết diện tích cây ăn quả của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 389.000ha, chiếm hơn 32% diện tích của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng và lợi thế ngành sản xuất trái cây nên cần được khai thác tốt nhằm đem ngoại tệ về cho nước nhà, tăng thu nhập cho người nông dân.
"Để thực hiện được điều này, phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định năng suất, cải thiện chất lượng quả. Đặc biệt, nếu bón phân đúng cách sẽ bù đắp dinh dưỡng khoáng cho đất mà cây trồng đã lấy đi trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Do đó thời gian qua, Viện Cây ăn quả miền Nam đã hợp tác với Phân bón Cà Mau thực hiện đề tài "Xây dựng quy trình bón phân Cà Mau cho vùng chuyên canh thanh long, xoài, nhãn, bưởi ở Đồng bằng sông Cửu Long để phát huy hiệu quả của việc sử dụng phân", TS Thoại nói.
Tham gia mô hình này từ năm 2021, đến nay hộ chị Nguyễn Thị Hồng Vân (Tân Thuận Bình, Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết năng suất vườn thanh long khoảng 2.000m2 của mình theo quy trình bón phân Cà Mau cho năng suất trên 10 tấn trái, với tỉ lệ trái loại 1 đạt 66,9%.
Trong khi canh tác theo cách thông thường chỉ đạt hơn 9 tấn và tỉ lệ trái loại 1 chỉ gần 6%.
Theo ông Lâm Văn Thông - phó giám đốc Dự án Phát triển sản phẩm mới và giải pháp dịch vụ nông nghiệp - Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, với hàng loạt tính năng nổi trội và hợp thời, NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate sẽ được bà con đón nhận nồng nhiệt qua các chương trình hội thảo, mô hình thực nghiệm.
Phân bón Cà Mau cũng sẵn sàng các chiến lược đồng hành để lan tỏa giá trị canh tác bền vững cho bà con khắp vùng miền Việt Nam.
Bổ sung hoàn hảo cho bộ giải pháp dinh dưỡng
NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate có lượng đạm cao trên 20%, phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây và nhiều vùng thổ nhưỡng; phát huy ưu điểm trước, bổ sung thêm những tính năng nổi trội trên thị trường.
NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại của nhà bản quyền Espindesa (Tây Ban Nha), từ chế biến tạo hạt đến đóng bao là một quy trình chi tiết hoàn chỉnh, đảm bảo độ mịn tan nhanh và không cô đặc, tạo yếu tố N cao và P hữu hiệu cao.
Hạt to tròn bóng láng dễ bảo quản và ít gây bụi khi sử dụng, độ cứng cao, độ ẩm thấp rất dễ phối trộn và tan hoàn toàn sau khi bón không để lại cặn, mỗi hạt NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate khi vào đất sẽ giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng, trọn vẹn mà không kết tủa gây chua như nhiều loại NPK khác.
Theo các chuyên gia, dòng phân bón mới này của PVCFC còn giúp cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn, đặc biệt là yếu tố vi lượng. Sử dụng lâu dài vẫn không ảnh hưởng môi trường, hợp xu thế nông nghiệp xanh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận