02/10/2009 05:07 GMT+7

Phá đập thủy điện, trả lại dòng sông xưa

HẢI MINH (Theo Christian Science Monitor)
HẢI MINH (Theo Christian Science Monitor)

TT - 28 tổ chức đã đạt được thỏa thuận sơ bộ hôm 1-10 về việc phá bỏ bốn đập thủy điện để trả lại nguyên vẹn dòng sông Klamath chảy dọc ranh giới hai bang California - Oregon (Mỹ) như trước kia.

Phá đập thủy điện, trả lại dòng sông xưa

TT - 28 tổ chức đã đạt được thỏa thuận sơ bộ hôm 1-10 về việc phá bỏ bốn đập thủy điện để trả lại nguyên vẹn dòng sông Klamath chảy dọc ranh giới hai bang California - Oregon (Mỹ) như trước kia.

>> Đập nước hủy diệt các con sông

ImageView.aspx?ThumbnailID=365413

Đập Copco 1 ngăn dòng Klamath ở gần Hornbrook, California - Ảnh: Christian Science Monitor

Quyết định phá bỏ bốn đập nước hiện do Công ty PacifiCorp vận hành được đưa ra sau nhiều năm  gây áp lực từ các nhóm môi trường. Họ cho rằng những đập thủy điện lớn nhất miền tây nước Mỹ này gây ra hàng loạt vấn đề về môi trường như cản trở sự di trú của cá hồi và các loài cá khác cũng như tạo ra các loại tảo độc trong dòng nước.

28 tổ chức liên quan ký vào thỏa thuận sơ bộ bao gồm Công ty PacifiCorp, chính quyền California, Oregon, các bộ lạc da đỏ châu Mỹ sống dọc dòng sông, các cơ quan liên bang và những nhóm bảo vệ môi trường.

Theo đó, đến năm 2020, các đập nước khổng lồ sẽ được phá bỏ để trả lại dòng sông như nguyên trạng lịch sử của nó. “Đây sẽ là dự án phá bỏ đập thủy điện lớn nhất trên thế giới. Thật đáng chờ đợi việc khôi phục dòng sông lịch sử này, không chỉ giúp dòng sông khỏe mạnh hơn mà còn lấy lại sức sống cho cả các cộng đồng ở đây” - Steve Rothert, giám đốc nhóm môi trường Các dòng sông nước Mỹ có trụ sở tại California, nói.

Tuy nhiên, chi phí cho dự án này sẽ không rẻ chút nào. PacifiCorp tính toán tổng cộng cần tới 450 triệu USD để di dời các đập thủy điện. Bang Oregon đã chấp nhận bỏ ra 180 triệu USD. Còn bang California có thể bỏ ra 250 triệu USD dù bản thân đang phải vật lộn với tình trạng thâm hụt ngân sách.

Dẫu sao, tất cả các bên đều cho thấy quyết tâm thực hiện thỏa thuận đã đạt được. “Thỏa thuận này cho thấy một bước tiến lớn trong việc khôi phục sông Klamath. Chúng tôi trông chờ tất cả các cộng đồng bộ lạc, nông nghiệp và ngư nghiệp ở lưu vực sông Klamath sẽ tham gia triển khai các giải pháp khôi phục dòng sông” - Troy Fletcher, một thành viên của bộ lạc Yurok sống ở lưu vực sông Klamath, nói.

Sông Klamath dài hơn 420km bắt nguồn từ hồ Thượng Klamath, chảy dọc biên giới hai bang Oregon - California miền tây nước Mỹ và đổ ra Thái Bình Dương.

HẢI MINH (Theo Christian Science Monitor)

HẢI MINH (Theo Christian Science Monitor)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên