26/10/2011 07:42 GMT+7

Olympic là mục tiêu số 1

K.XUÂN
K.XUÂN

TT - Chiều 25-10, tại buổi giao lưu trực tuyến ở tòa soạn báo Tuổi Trẻ, dù dành nhiều thời gian nói về các mục tiêu của thể thao VN tại SEA Games, nhưng các vị khách mời cho rằng mục tiêu lớn nhất của thể thao VN vẫn là đoạt huy chương ở Olympic.

TT - Chiều 25-10, tại buổi giao lưu trực tuyến ở tòa soạn báo Tuổi Trẻ, dù dành nhiều thời gian nói về các mục tiêu của thể thao VN tại SEA Games, nhưng các vị khách mời cho rằng mục tiêu lớn nhất của thể thao VN vẫn là đoạt huy chương ở Olympic.

Theo ông Hoàng Vĩnh Giang - tổng thư ký Ủy ban Olympic VN, hiện nay thể thao VN phải hòa nhập với khu vực, sau đó mới vươn đến đấu trường Asiad (đại hội thể thao châu Á), Olympic. Vì vậy, trong chiến lược được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, ngoài mục tiêu nằm trong tốp 3 SEA Games, Chính phủ còn yêu cầu thể thao VN vươn lên tốp 10 châu Á và ngày càng nhiều VĐV tham dự Olympic.

Asiad bắt đầu đi theo hướng Olympic

Ông Giang cho rằng quan niệm về SEA Games là “ao làng” và có nên tiếp tục đặt chỉ tiêu và theo đuổi giấc mơ này hay không rất khác nhau. Ông Giang cho biết thế giới hiện nay có hàng trăm môn thể thao xuất phát từ cuộc sống của các dân tộc. Thể thao Olympic đã nhiều năm chỉ tồn tại 28 môn, Asiad cũng bắt đầu đi theo con đường bó hẹp của đấu trường Olympic. Cụ thể, Asiad 16 Quảng Châu 2010 có 42 môn thể thao, trong số này có cả trượt patin, leo tường...

Nhưng Ủy ban Olympic châu Á (OCA) đề ra điều lệ mới là từ năm 2014, Asiad chỉ còn 28 môn Olympic và thêm tối đa bảy môn trong tổng số chín môn thể thao đại diện cho năm vùng của châu lục. Do vậy SEA Games là cơ hội để các môn thể thao của các quốc gia, khu vực có điều kiện thi thố. Đây là món ăn tinh thần của hơn 600 triệu dân Đông Nam Á. Nếu không có SEA Games, vovinam của VN cũng không có nơi để phô diễn.

Trong lịch sử tham gia Olympic, các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore... đoạt được không quá 20 HCV (tương đương số HCV Nhật đoạt được ở Olympic Athens).

Đầu tư tập trung cho Olympic

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bà Nguyễn Kim Lan - trưởng bộ môn thể dục dụng cụ - cho rằng HCĐ thế giới Phan Thị Hà Thanh vẫn có cơ hội giành huy chương Olympic nếu có kế hoạch huấn luyện chặt chẽ, được đầu tư đúng mức. Ngoài ra, VĐV điền kinh Vũ Thị Hương, lực sĩ cử tạ Thạch Kim Tuấn ngoài mục tiêu đoạt HCV SEA Games, mục tiêu lớn hơn vẫn là đoạt vé tham dự Olympic London.

Để chuẩn bị cho mục tiêu dài hơi này, phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lâm Quang Thành nói: “SEA Games 26 có 28 môn thể thao trong chương trình thi đấu Olympic. Trong đó, thể thao VN sẽ tập trung cho 14 môn có khả năng vượt qua vòng loại để tham dự Olympic 2012. Hiện nay Tổng cục TDTT đã lập danh sách 55 VĐV của 14 môn tập trung thi đấu vòng loại Olympic sau SEA Games 26. Đồng thời có kế hoạch chuẩn bị rất chi tiết và đầu tư riêng biệt cho lực lượng này trong việc giành vé đến Olympic London 2012”.

Đánh giá về hướng đi này, ông Giang cho rằng không nên lấy kết quả ở SEA Games so với đấu trường Asiad, Olympic để cho rằng VN kém các nước trong khu vực, bởi đấy là cả một quá trình tích lũy lâu dài của các nước đi trước VN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore. Cũng từ đây, nếu đầu tư đúng trọng điểm, đúng hướng, giấc mơ đoạt HCV Olympic của thể thao VN sẽ thành sự thật ở tương lai.

6.000 tỉ đồng tổ chức Asiad 2019

Ông Hoàng Vĩnh Giang cho biết kinh phí để xây dựng các công trình và tổ chức Asiad 2019 tại VN dự kiến khoảng 6.000 tỉ đồng (300 triệu USD). Nếu Asiad 2019 được tổ chức tại Hà Nội, mức kinh phí này chỉ bằng 1/8 khoản kinh phí mà Quảng Châu đã chi ra để tổ chức Asiad 16 2010. Khả năng thành công trong việc đăng cai Asiad của VN là có thể bởi VN là điểm đến lý tưởng đối với châu lục.

K.XUÂN

K.XUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên