Tại Nhà Trắng hồi năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump dành một phút mặc niệm các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố - Ảnh: AP
Một số gia đình các nạn nhân lo lắng liệu rằng người dân Mỹ có đang giữ lời hứa "không bao giờ quên" của những người ở lại dành cho những người đã ra đi, trong vụ tấn công tòa tháp đôi năm 2001 khiến hơn 2.700 người thiệt mạng hay không.
Các thành viên Quốc hội Mỹ tập trung trên đồi Capitol để quan sát buổi lễ tưởng niệm vụ khủng bố 11-9 tổ chức năm 2019- Ảnh: AP
Trong khi đó, nền kinh tế của quận trung tâm Manhattan - nơi bị tàn phá trong cuộc khủng bố năm 2001 - lại phải hứng chịu một đòn giáng chưa từng có khi mọi người một lần nữa rời khỏi thành phố New York.
"Mọi người giờ lo lắng về việc bị ai đó ho vào mặt hơn là việc có ai đó cho nổ tung một tòa nhà", Vishal Garg - giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp Better.com có trụ sở tại Trung tâm Thương mại thế giới 3 - nói với Reuters tuần này.
Alexandra Hamatie, có người thân Robert Horohoe thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố đến Đài tưởng niệm Quốc gia 11-9 trong một buổi lễ tưởng niệm ở New York - Ảnh: GETTY IMAGES
Dù vậy, ông Daniel Libeskind - kiến trúc sư tham gia tái thiết Trung tâm Thương mại thế giới - bác bỏ ý kiến cho rằng thành phố New York bị tàn phá và hồi phục sau vụ 11-9 có thể sẽ bị tàn phá hoàn toàn bởi virus corona.
"Mọi người nói New York không bao giờ có thể quay trở lại nữa. Nhưng tôi không tin. New York quá kiên cường", ông Libeskind chia sẻ.
Chùm ánh sáng kép gợi lên hình ảnh tòa tháp đôi đã bị tàn phá trong cuộc tấn công năm 2001 - Ảnh: AP
Sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001, khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới tại thành phố New York đã bị phá hủy hoàn toàn. Hiện khu vực này đã được xây dựng lại với một khu phức hợp mới với các tòa Trung tâm Thương mại thế giới mới, trong đó tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới Một là tòa nhà chính.
Một người đàn ông giơ cao ảnh của một nạn nhân trong một buổi lễ tưởng niệm tại New York - Ảnh: AP
Theo Hãng tin AP, sẽ có 2 lễ tưởng niệm 19 năm ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố tại thành phố New York vào ngày 11-9 (giờ Mỹ). Trong đó, một buổi lễ diễn ra tại quảng trường tưởng niệm ngày 11-9 và một diễn ra ở một góc gần Trung tâm Thương mại thế giới.
Phó tổng thống Mike Pence dự kiến có mặt tại cả 2 buổi lễ tưởng niệm tại thành phố New York. Trong khi đó ứng cử viên tổng thống Joe Biden dự kiến tham dự lễ tưởng niệm tại Bảo tàng và Đài tưởng niệm quốc gia 11-9.
Hai tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ trong làn khói đen dày đặc sau cuộc tấn công bằng máy bay của al Qaeda ngày 11-9-2001 - Ảnh: REUTERS
Các lãnh đạo Bảo tàng và Đài tưởng niệm quốc gia 11-9 cho biết họ lên kế hoạch không đọc tên trực tiếp các nạn nhân đã khuất để tránh sự tiếp xúc gần gũi trong bối cảnh dịch COVID-19. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng bản ghi âm và phát qua loa.
Tuy nhiên, ông Jim Riches - người đã mất con trai Jimmy, một người lính cứu hỏa - nói rằng quyết định trên như một cái cớ để loại bỏ vai trò của các gia đình trong buổi lễ tưởng niệm ngày 11-9.
Ôtô bốc cháy trên đường khi Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ ở New York ngày 11-9-2001 - Ảnh: REUTERS
Stephen Stiller Tunnel to Towers Foundation, một tổ chức khác có liên quan đến sự kiện ngày 11-9, đã nhanh chóng chuẩn bị một buổi lễ tưởng niệm của chính mình cách buổi lễ chính thức vài dãy nhà, nói rằng gia đình các nạn nhân có thể đọc tên người thân của họ miễn là giữ khoảng cách an toàn.
Hai tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ trong làn khói đen dày đặc sau cuộc tấn công bằng máy bay của al Qaeda ngày 11-9-2001 - Ảnh: REUTERS
Buổi lễ sẽ bắt đầu vào lúc 8h30 sáng 11-9 (giờ Mỹ), với phút mặc niệm vào đúng thời điểm hai chiếc máy bay do các chiến binh al-Qaeda chiếm quyền kiểm soát đâm vào các tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận