10/08/2013 12:22 GMT+7

Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey bị kỳ thị

N.XUÂN (Theo Reuters)
N.XUÂN (Theo Reuters)

TTO - Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey mới đây đã tiết lộ với truyền thông Mỹ rằng bà đã bị kỳ thị, "ruồng bỏ" ở Zurich (Thụy Sĩ).

Forbes: Oprah Winfrey - Ngôi sao quyền lực nhất

DpAjsvgG.jpgPhóng to
Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey - Ảnh: CNN

Oprah Winfrey, 59 tuổi, là một trong những nhân vật quyền lực và giàu có nhất nước Mỹ, sở hữu một kênh truyền hình của riêng mình. Tháng trước tạp chí Forbes đã bình chọn bà là ngôi sao quyền lực nhất khi trong khoảng thời gian từ tháng 6-2012 đến 6-2013 đã kiếm được 77 triệu USD.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của truyền thông Mỹ, Oprah Winfrey cho biết một nhân viên bán hàng của cửa hiệu thời trang sang trọng Trois Pommes ở Zurich đã từ chối không cho bà xem chiếc túi cầm tay da cá sấu có giá khoảng 38.100 USD. Người bán hàng này nói với Oprah Winfrey rằng "cái túi này quá mắc" và gợi ý bà xem một chiếc túi khác rẻ hơn.

Sự việc này diễn ra hồi tháng trước, thời điểm Oprah Winfrey có mặt tại Thụy Sĩ để tham dự đám cưới của ca sĩ Tina Turner.

Tuy nhiên trả lời Hãng Reuters hôm qua (9-8), bà chủ của Trois Pommes - Trudie Goetz phủ nhận việc nhân viên cửa hiệu có thái độ kỳ thị đối với Oprah Winfrey. Bà cho rằng đó chỉ là sự hiểu nhầm do bất đồng ngôn ngữ và người bán hàng của mình chỉ muốn gợi ý Oprah Winfrey xem một cái túi khác có giá trị tương tự nhưng làm bằng chất liệu khác mà thôi. "Không có hành động hay thái độ kỳ thị nào ở đây. Khách hàng là thượng đế của chúng tôi. Dĩ nhiên sự việc đó không đúng như thế. Chẳng người nào lại không muốn bán một chiếc túi xách tay có giá 38.100 USD như thế", Trudie Goetz khẳng định.

Trong khi đó Hiệp hội Du lịch Thụy Sĩ nói rằng lấy làm tiếc về vụ việc trên và phát biểu "không bao giờ hạnh phúc khi cảm xúc của những khách hàng của chúng ta bị tổn thương".

Sự việc trên càng làm dư luận ở Thụy Sĩ thêm ồn ào đối với vấn đề phân biệt và kỳ thị. Tuần này, truyền thông Thụy Sĩ cũng đưa tin quy định cấm những người tị nạn không được phép đến những khu vực thể thao công cộng như hồ bơi đã bị chỉ trích gay gắt đặc biệt là tổ chức giám sát nhân quyền.

Thụy Sĩ là quốc gia có thái độ "mâu thuẫn" trong chính sách đối với người nước ngoài: một mặt sử dụng một số lượng lớn các chuyên gia nước ngoài trong ngành công nghiệp lớn như tài chính - chiếm khoảng 6% tổng sản phẩm trong nước. Mặt khác, Đảng Nhân dân Thụy Sĩ, đảng lớn nhất trong quốc hội, lại phản đối người nhập cư và thường được đưa ra như một chính sách trong chiến dịch tranh cử của mình.

N.XUÂN (Theo Reuters)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên