TAND Q.Gò Vấp, TP.HCM đang thụ lý vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì lý do bị đơn có hành vi gièm pha, nói xấu về tài sản của nguyên đơn.
Theo đơn khởi kiện, năm 2015 bà N.T.N.A. và L.N.T.T.A. bán căn nhà trên đường Nguyễn Thượng Hiền (Q.Gò Vấp) để lấy tiền chữa bệnh cho người thân. Hai bà ký hợp đồng nhận cọc của người mua 100 triệu đồng.
Nghe “nhà có mả”, đòi lại tiền cọc
Vì muốn nhanh chóng giao nhà theo yêu cầu của bên mua nhà nên bà N. A và T.A đã phải đi thuê một căn nhà khác và thuê mướn nhân công để di dời đồ đạc trong nhà đến chỗ thuê mới.
Khi bên mua đến xem nhà thì nghe hai người hàng xóm là bà N.T.D. và ông N.V.N. tung tin: nhà đang tranh chấp, dưới nền nhà có bốn cái mả... Nghe vậy, người này không mua nhà nữa và đòi rút lại tiền đặt cọc. Sau đó hợp đồng bị hủy, bà N.A. trả lại tiền cọc cho người mua.
Do không bán được nhà nên bà N.A. và T.A. phải gánh chịu chi phí điều trị cho người nhà và các khoản khác là 52 triệu đồng.
Sau khi bán nhà không thành, bà N.A. và T.A. đã làm đơn khởi kiện ra tòa, yêu cầu ông N. và bà D. phải bồi thường thiệt hại số tiền trên.
Cùng với việc nộp đơn khởi kiện, bà T.A. và N.A. còn cung cấp cho tòa bằng chứng về việc “nói xấu” của ông N. và bà D.
Theo đó, bên mua nhà sau khi đặt cọc đã nói chuyện với những người là hàng xóm của căn nhà. Vi bằng được lập ngay tại địa chỉ trước căn nhà kèm ghi âm hình ảnh vào ngày 28-5-2015 cho thấy: Vào khoảng 16g25 phút cùng ngày, người mua nhà có gặp gỡ một số người trước căn nhà định mua này.
Người mua có tiếp xúc với bà D. và ông N. Tại cuộc nói chuyện này, bà D. cho biết trong căn nhà có 4 cái mả và đất trước nhà có tranh chấp với gia đình bà D. Việc trao đổi này được ghi âm ghi hình đầy đủ và được đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp TP.HCM.
Từ vi bằng được lập này, ông B yêu cầu được rút tiền đặt cọc, và việc rút cọc đã được thực hiện và cũng được lập thành vi bằng.
Chuyện phổ biến nhưng ít bị xử lý
Thực tế, trong làm ăn kinh doanh, chuyện nói xấu, gièm pha nhà hàng xóm dẫn đến gây thiệt hại về tài sản là hành vi trái pháp luật (cạnh tranh không lành mạnh) và bị xử lý bởi cơ quan có thẩm quyền.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Đại, việc gièm pha, nói xấu, dựng chuyện để làm xấu đi tình hình hoặc tài sản của người khác diễn ra phổ biến nhưng ít bị xử lý.
Tuy nhiên, rất ít người lập vi bằng ghi lại bằng chứng. “Nếu đã xác định được hành vi gièm pha, nói xấu gây thiệt hại thì tòa cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Cần phải có một bản án để khuyến khích xử lý những hành vi tương tự” - ông Đại nói.
Về căn cứ pháp lý, ông Đại cho rằng có thể coi hành vi của ông N. và bà D. là lợi dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại đến quyền lợi và tài sản của người khác theo quy định tại điều 10 Bộ luật dân sự 2015.
Do đó, việc gây ra thiệt hại về tài sản này thì phải bồi thường theo quy định tại điều 604 Bộ luật dân sự 2005 và điều 584 Bộ luật dân sự 2015.
Phải chứng minh thiệt hại Việc yêu cầu đòi bồi thường trong trường hợp này phải chứng minh được rõ hành vi gây ra thiệt hại của bà D. và ông N.. Việc nói xấu, gièm pha là có thật nhưng đây có phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho bà N.A. và T.A. không. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận