Phóng to |
Đại biểu Lê Như Tiến - Ảnh: M.Hương |
* Sau hai ngày rưỡi chất vấn, ông có nhận xét gì về chất lượng các phiên chất vấn kỳ này?
- Về tổng thể hai ngày rưỡi chất vấn, nhìn chung các phiên chất vấn thẳng thắn, khách quan, người được chất vấn trả lời trực diện, trách nhiệm, nhưng nếu chất vấn tại Quốc hội là xác định trách nhiệm cá nhân của thành viên Chính phủ, của những người đứng đầu ngành thì tôi cho rằng nên nói rõ trách nhiệm của cá nhân mình nhiều hơn là trách nhiệm của bộ ngành. Trong trả lời chất vấn, nên dùng từ “tôi” thay vì từ “chúng ta”.
Cụ thể như phiên chất vấn chiều 14-6, những vấn đề đại biểu đặt ra, phó thủ tướng trả lời cặn kẽ, mạch lạc, chứng tỏ ông nắm vấn đề từng lĩnh vực rất chắc. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn hỏi rõ về trách nhiệm cá nhân chứ không phải trách nhiệm tập thể thường trực Chính phủ. Nếu phó thủ tướng nói trách nhiệm cá nhân của mình đã đưa ra ánh sáng bao nhiêu vụ tham nhũng, đã xử lý được bao nhiêu vụ khiếu nại tố cáo của công dân thì tốt hơn. Bản chất của chất vấn là xác định trách nhiệm cá nhân chứ không phải trách nhiệm tập thể.
Viện trưởng viện kiểm sát trả lời mạch lạc rõ ràng, nhưng tôi rất muốn có sự phối hợp giữa viện kiểm sát với tòa án tối cao, Bộ Công an trong giải quyết vấn đề vì tố tụng là quá trình có mối liên hệ chặt chẽ từ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
* Trong trả lời chất vấn, các bộ trưởng cũng nhiều lần nhận trách nhiệm về mình, nhưng dường như cử tri vẫn chưa hài lòng với việc nhận trách nhiệm đó?
- Nhận trách nhiệm không chỉ đơn thuần nói rằng “tôi nhận trách nhiệm” mà phải có những giải pháp đi kèm để xử lý trách nhiệm đó, khắc phục những thiếu sót đó và phải có lộ trình để khắc phục. Như thế việc nhận trách nhiệm mới có biện pháp bảo đảm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận