20/07/2008 05:04 GMT+7

Nỗi khổ mua tranh ngoài biển

THỦY TÙNG (Theo IHT)
THỦY TÙNG (Theo IHT)

TT - Trong hai thập niên trở lại đây đã xuất hiện loại hình bán đấu giá tranh trên du thuyền, phần lớn nhắm vào những người đấu giá lần đầu, vốn chưa có nhiều thời gian tìm hiểu về tranh.

IcYcvu5K.jpgPhóng to

Một buổi bán đấu giá tranh trên du thuyền . Ảnh: rickrockhill.blogspot.com

TT - Trong hai thập niên trở lại đây đã xuất hiện loại hình bán đấu giá tranh trên du thuyền, phần lớn nhắm vào những người đấu giá lần đầu, vốn chưa có nhiều thời gian tìm hiểu về tranh.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Một trong các nhà đấu giá làm mưa làm gió trên các du thuyền là Park West Gallery, có trụ sở tại Southfield, bang Michigan, Mỹ. Doanh thu hằng năm của Park West nhờ vào sáng kiến khai thác du khách khá giả và nhàn nhã trên biển cả này lên tới hơn 300 triệu USD với gần 300.000 tranh bán ra mỗi năm.

Hàng miễn trả lại

Với thành tích bán tranh trên, Park West vỗ ngực xưng tên là "nhà môi giới tranh lớn nhất thế giới" mỗi khi xuất hiện trên các du thuyền. Đối với chủ hãng tàu, những buổi đấu giá của Park West trở thành một trong các nguồn thu. Còn với du khách, tham gia đấu giá tranh cũng giống như thưởng thức những món giải trí khác trên boong, như đánh bạc, mua sắm hay xem các show diễn.

Rắc rối ở chỗ hầu hết những người trót trở thành khách của Park West đều cho rằng mình đã bị "treo đầu dê bán thịt chó”. Mà điều này họ chỉ phát hiện khi trở về đất liền. Một trong những người có kinh nghiệm đắng cay với Park West là doanh nhân Luis Maldonado từ San Diego. Trong chuyến du ngoạn Địa Trung Hải trên chiếc tàu Regent Seven Seas Voyager tháng 11-2006, Maldonado và vợ như bị hút hồn khi phát hiện nhà Park West giới thiệu trên boong những bức tranh của Picasso với giá 35.000 USD/tranh, và ba bức của Salvador Dali với giá 35.000 USD cho cả bộ! Theo lời ban tổ chức, đây là một "khoản đầu tư rất hời" vì giá trị thẩm định so với đấu giá trên mặt đất "rẻ hơn đến 40% do không phải chịu thuế bán buôn".

Maldonado cùng một số khách khác thế là lao vào cuộc. Khi giá mặc cả còn thấp hơn mức do Park West thẩm định khoảng vài ngàn USD, buổi đấu giá dừng lại. Maldonado nhận một hóa đơn có ghi dòng chữ "miễn đổi hoặc trả lại".

Về tới California, một trong những việc đầu tiên nhà doanh nghiệp mê tranh điều tra là thẩm định tài năng trả giá vừa rồi của mình. Thật là một kinh nghiệm khó quên vì Maldonado đã trả 24.265 USD cho bức Clown vẽ năm 1964 của Picasso - mới vừa được nhà đấu giá Sothebys gút lại với 6.150 USD trước đó hai năm. Chưa hết, bức Clown vẽ năm 1968 của Picasso vốn chỉ có giá khoảng 5.000 USD nhưng được ông rước về nhà với giá 31.000 USD. Còn nhóm tranh của Dali nhiều khả năng là tranh giả!

Kiện củ khoai

Maldonado đã liên lạc với Park West hàng chục lần để đòi tiền thối lại và nhận được hồi âm lưu ý "hàng đã mua thì miễn đổi hay trả”. Chỉ đến khi báo New York Times gọi điện cho nhà đấu giá tranh này để hỏi về trường hợp Maldonado, Park West mới đề nghị sẽ hoàn cho nhà doanh nghiệp này một số tiền.

Tháng tư năm nay, một người Mỹ sống ở bang Florida và một người khác ở California cùng đệ đơn kiện Park West "cố tình giới thiệu sai về giá trị tranh, vi phạm hợp đồng và làm giàu bất chính". Lá đơn này ắt cũng là nỗi lòng của hàng ngàn người trót mua tranh của Park West đang sinh sống khắp các bang nước Mỹ.

Nhưng theo luật sư của Park West là Rober Burlington, vào năm 2001 đã từng có một công dân New Jersey đâm đơn cáo buộc Park West đưa giá thẩm định quá cao. Vụ kiện dây dưa trong nhiều năm trời mà không đạt được kết quả nào, phần vì những cuộc mua bán này diễn ra bên ngoài hải phận quốc tế. Còn về việc tranh Dali có phải tranh giả hay không, một số chuyên gia cho rằng quyển hướng dẫn về tranh mà Maldonado đọc chưa hẳn là chính xác!

THỦY TÙNG (Theo IHT)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên