![]() |
Bản đồ những nguy cơ do thay đổi khí hậu tại một số vùng khủng hoảng.- Vùng đỏ: các khu vực đang nguy kịch- Dấu X: các nguồn tài nguyên nước sạch suy giảm - Dấu sấm sét: sự gia tăng bão tố và lũ lụt- Hình nhân: di dân- Dấu lúa: suy giảm sản lượng lương thực |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Theo các nhà khoa học này, những vấn đề chính của thế giới tương lai sẽ là thiếu nước uống và tình trạng di dân hàng loạt để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Những xung đột chính của tương lai sẽ tập trung ở châu Phi, các vùng phía nam của châu Á, châu Âu, Trung Mỹ...
Châu Phi
Theo Le Figaro, căng thẳng sẽ xuất hiện trước tiên ở những nước nằm bên bờ sông Nile (con sông chính ở châu Phi, chảy từ Sudan tới Ai Cập, qua các nước Burundi, Rwanda, CHDC Congo, Tanzania, Kenya, Uganda, Ethiopia) từ năm 2025 vì thiếu nước. “Ai Cập có những nguồn dự trữ đáng kể nhờ hồ Nasser, nhưng sự căng thẳng ở khu vực này sẽ leo thang tới độ có thể bùng nổ chiến tranh”.
Ngoài ra, tình trạng thiếu nước và nạn đói triền miên sẽ làm căng thẳng thêm tình hình trên lục địa đen vốn đã không yên tĩnh. Các quốc gia ở châu Phi sẽ bắt đầu tranh giành lối tiếp cận các vùng duyên hải và cảng biển. Những vùng khí hậu phía nam có thể phải tiếp nhận những cuộc di trú hàng loạt, chủ yếu là từ vùng nông thôn ra thành thị. Ở đó, điều đáng sợ không phải là xung đột vũ trang, mà là căng thẳng xã hội và sắc tộc.
Kịch bản xấu nhất có thể xảy ra năm 2020: châu Phi đắm chìm trong hỗn loạn. Giới thượng lưu sẽ chuyển đến những quốc gia không có chiến sự. Phần lớn lãnh thổ còn lại sẽ biến thành những vùng xung đột quân sự không thể giải quyết.
Châu Âu
Nạn hạn hán nghiêm trọng ở lục địa đen có thể dẫn tới chiến tranh trên vùng bờ biển Địa Trung Hải. Các xung đột ở châu Phi đe dọa châu Âu bằng nạn nhập cư. Hậu quả là các nước châu Âu, nhất là Nam Âu, có thể bùng nổ làn sóng chủ nghĩa dân tộc, mà thí dụ điển hình nhất được báo cáo viện dẫn là sự hỗn loạn năm 2005 ở các vùng ngoại ô Pháp.
Phương án xấu nhất: người dân Niger (Tây Phi) chuyển sang các nước vùng Bắc Phi để từ đó dịch chuyển sang châu Âu, trong khi các nước châu Âu sẽ liên kết lại dưới ngọn cờ của dự án “Thành lũy châu Âu”. Tổ chức này sẽ trả cho các nước Bắc Phi số tiền lớn để họ giữ lại làn sóng di dân. Hậu quả là hàng triệu người tị nạn khí hậu sẽ kẹt lại trong các trại tị nạn ở Sahara.
Nam Mỹ
Hạn hán triền miên cũng đe dọa vùng Amazon. Các nước ở khu vực này phải đối mặt với hiểm họa kép - không đủ nước uống và bất ổn chính trị, đe dọa bất cứ một kế hoạch quốc gia dài hạn nào. Trong khi đó, các nhà khoa học dự báo một kịch bản tối tăm cho con sông Amazon: sự đa dạng sinh học sẽ chấm dứt. Khi đó, Brazil đối phó với cuộc khủng hoảng nông nghiệp có thể nở nồi thành chiến tranh để kiểm soát đất trồng trọt.
Hai mặt trận châu Á
Người Nam Á, ngược lại, phải đối phó với nạn có quá nhiều... nước! Theo các nhà khoa học, người dân vùng đồng bằng sông Hằng trong tương lai sẽ bị đe dọa bởi bão lũ và mực nước dâng cao, khiến họ phải chuyển tới những nơi khí hậu ít khắc nghiệt hơn. Kết quả là Ấn Độ sẽ phải chiến đấu trên hai mặt trận: mặt trận phía tây là Pakistan khô hạn, trong khi mặt trận phía đông là Bangladesh đang bị ngập lụt.
Tại Trung Quốc, các thay đổi khí hậu sẽ tác động mạnh lên tiến trình đô thị hóa. Nước này cũng phải chịu cả cảnh khô hạn lẫn nạn ngập lụt. Theo đó, nếu các vùng trung tâm đất nước bị sa mạc hóa, thì phía nam sẽ đối phó với lũ lụt và trượt đất triền miên. Nông dân sẽ đổ vào thành thị. Theo kịch bản đáng buồn thì năm 2025, vùng bờ biển nước này sẽ trống rỗng (dân cư) bởi bão tố và lũ lụt. Người tị nạn sẽ tập trung ở miền nam Trung Quốc.
Caribê
Sự hỗn loạn khí hậu cũng đe dọa các quốc gia vùng Caribê. Ở đây, ngoài những trận bão lũ làm người dân phải di dời còn có thêm lốc xoáy. Các nhà khoa học vẽ ra hai kịch bản cho Mỹ. Thứ nhất: Mỹ sẽ đóng cửa biên giới phía nam và người tị nạn sẽ kẹt lại ở các thành phố biên giới làm gia tăng bạo lực. Kịch bản thứ hai còn tệ hơn: bão cấp 6 có thể phá hủy Houston (Texas) và công nghiệp khai thác dầu ở đây. Hậu quả là Mỹ cố giữ giá cả không tăng, bán ra dầu dự trữ và một số nước lợi dụng thế yếu này đóng các đường ống dẫn dầu!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận