29/09/2013 16:42 GMT+7

Những thế hệ học trò khóc tiễn biệt Thầy Hoàng Như Mai

TS NGUYỄN VĂN KHA (Viện KHXH vùng Nam bộ)
TS NGUYỄN VĂN KHA (Viện KHXH vùng Nam bộ)

TTO - Sáng 29-9-2013, khi linh cữu GS Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai được đưa về nhà tang lễ Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM, đã có rất đông học trò cũ của nhiều thế hệ đến viếng thầy.

TTO - Sáng 29-9-2013, khi linh cữu GS Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai được đưa về nhà tang lễ Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM, đã có rất đông học trò cũ của nhiều thế hệ đến viếng thầy.

Trong đó có nhiều người tóc hoa râm, có những người còn rất trẻ, nhiều người là học trò của giáo sư tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Tổng hợp TP.HCM đã đến thắp nén hương ngậm ngùi trước linh cữu. Nhiều lãnh đạo của TP.HCM cũng đến viếng và chia buồn cùng gia đình GS.

wbjaHpsY.jpgPhóng to
Ông Quảng Thành Long - học trò cũ của GS Hoàng Như Mai - khóc nức nở khi viếng GS Hoàng Như Mai
mom9jYTM.jpgPhóng to
Nhóm sinh viên khoa ngữ văn ĐHTH niên khóa 1983-1987 đến viếng GS Hoàng Như Mai
4RbH5ZNf.jpgPhóng to
Nhà thơ Lê Minh Quốc - cựu sinh viên khoa ngữ văn khóa 1984-1987 - đọc thơ của thầy, GS Hoàng Như Mai tại lễ tang
TpOBDfc8.jpgPhóng to
Võ sư Thu Vân xúc động trước linh cữu GS Hoàng Như Mai
0vOQkkvM.jpgPhóng to
Ông Lê Thanh Hải (ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM) cùng đoàn lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP.HCM đến viếng GS Hoàng Như Mai

Nhớ thầy Hoàng Như Mai

Nghe tin thầy Mai đang nằm Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), chủ nhật 15-9-2013 tôi đến thăm thầy.

Nhìn thầy với mái tóc bạc phơ nằm trên băng ca phòng cấp cứu, một chân bó bột nhưng khuôn mặt vẫn hồng hào, tôi tự giới thiệu với thầy tên mình, thầy nhận ra tôi.

Thầy rất tỉnh táo, hỏi thăm anh em ở Đại học Đà Lạt. Thầy bảo tôi chỉ báo cho anh em biết thầy bị tai nạn, còn đừng đến vì xa xôi, đi lại vất vả.

Chiều nay nghe tin thầy đã đi rồi. Ký ức tôi sống dậy những ngày làm nghiên cứu sinh (NCS) tại khoa văn học và báo chí, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

Được tiếp xúc với GS Hoàng Như Mai là niềm vui, là được tiếp thêm động lực cho anh em làm NCS ngành văn.

Nhớ lại ngày đầu những năm 1990, khi Liên Xô sụp đổ, hệ thống XHCN ở Đông Âu tan rã, cánh cửa làm NCS về khoa học xã hội ở các nước XHCN gần như khép lại, tôi và vài anh em đến gặp thầy, đề nghị thầy hướng dẫn để tiếp tục công việc NCS.

Thầy nhìn tôi và nói: “Bây giờ các anh làm tiến sĩ, không còn là phó tiến sĩ như trước nữa. Các anh làm NCS với tôi là phải cố lên đấy”.

Hồi đó (đầu những năm 1990), nói đến chuyện làm NCS trong nước là chuyện “bơi nước trong”, nghĩa là cả một hành trình khổ ải, như ra biển cả, không biết đâu là bờ.

Tôi và vài anh em NCS ở phía Nam mỗi lần tiếp xúc với GS Hoàng Như Mai là dịp chúng tôi được tiếp thêm nghị lực. Nghe giọng nói của thầy, nhìn ánh mắt tràn đầy niềm lạc quan, chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh để tin vào công việc mình làm, định hướng con đường mình đi.

Những ngày về công tác tại TP.HCM, tham gia Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học, tôi được chứng kiến mặc dù tuổi cao nhưng GS Hoàng Như Mai, ở cương vị chủ tịch hội, không bao giờ vắng mặt trong những buổi họp của hội.

Tôi nhớ trong buổi họp ban chấp hành hội chuẩn bị cho hội thảo “Thơ mới và Tự Lực văn đoàn - 80 năm nhìn lại”, thầy căn dặn anh em phải nhìn vấn đề thật nghiêm túc trên cơ sở khoa học để đánh giá đúng đóng góp về mặt văn học của Tự Lực văn đoàn.

Nay chiếc ghế chủ tịch hội kỳ họp tới sẽ bỏ trống…

Vĩnh biệt thầy Mai, chúng tôi nhớ về người thầy đã gắn bó hết mình với công việc đào tạo trí thức khoa học xã hội và nhân văn, đi hết con đường sự nghiệp văn chương đến hơi thở cuối cùng.

TS NGUYỄN VĂN KHA (Viện KHXH vùng Nam bộ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên