![]() |
Xuồng đưa hai chiến sĩ đặc công thủy đi đánh tàu vận tải quân sự một vạn tấn trên sông Rạch Lá - Ảnh: Tư liệu |
Lính đặc công học đánh ban ngày
“Giữa tháng tư, trung đoàn đặc công biệt động 116 đang tập trung ở vùng bưng sáu xã chuẩn bị cho trận đánh liên trường quân sự Thủ Đức thì được lệnh rút về tập trung cho chiến dịch. Chúng tôi quay về Bình Sơn, Long Thành nhận nhiệm vụ mới: chiếm và giữ các cây cầu dẫn vào thành phố....”.
Võ Tấn Sĩ khi ấy là thiếu tá, trung đoàn trưởng. Dẫn anh em đặc công cắt đồng về căn cứ, từ thủ trưởng đến lính ai cũng mệt mỏi nhưng khi biết nhiệm vụ mới có thể sẽ là những trận đánh cuối cùng để giải phóng đất nước, “một luồng sinh khí mới bỗng bừng dậy”. Tất cả háo hức chuẩn bị cho ngày tiến về Sài Gòn, mục tiêu đầu tiên chính là cầu Đồng Nai.
“15-4, đội điều nghiên đầu tiên được phái đến khảo sát cầu. Tàu hải quân địch tuần tiễu gắt quá nên anh em bị lộ. Những loạt đạn bắn rát khiến toàn đội phải lui về. Một anh bị thương, bất tỉnh bên hàng rào kẽm gai và bị địch bắt sống...”.
Đến hôm nay ông Sĩ vẫn còn nhớ người chiến sĩ ấy tên Hà, quê ở Nghệ An. Anh bị thương vào cổ, đứt cuống họng. Sau ngày giải phóng, đồng đội đã tìm được anh ở Bệnh viện Cộng Hòa (nay là Bệnh viện 115), anh ra dấu mượn một cây bút: “Nếu tôi còn nói được, xin cho tiếp tục phục vụ quân đội”.
“Nhóm trinh sát thứ hai đã hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi thống nhất giờ G, đêm 26-4, 250 chiến sĩ đặc công thủy, đặc công khô cắt hàng rào tiến vào trận địa. Rạng sáng, súng lệnh nổ. Loạt thủ pháo đầu tiên đã diệt gọn lực lượng địch đang ngủ trong khu trại. Đặc công khô cùng đặc công thủy phối hợp đánh chìm cùng lúc bốn chiếc hải thuyền. Các công sự hai đầu cầu cũng nhanh chóng bị các chiến sĩ của ta chiếm giữ”.
Nhanh gọn vậy nhưng những gì khó khăn nhất vẫn còn ở phía trước. Ngay sáng hôm sau, các lực lượng tiếp viện của địch từ Biên Hòa, Long Bình, Thủ Đức đã ùn ùn kéo tới, pháo bắn dày đặc các ngả, máy bay lượn sát trên đầu...
Ông Sĩ kể rằng ở cương vị một người chỉ huy, ông chưa bao giờ phải đương đầu với nhiều khó khăn như ba ngày 27, 28 và 29 ấy. Không chỉ phải trực tiếp chỉ đạo chiến lược, chiến thuật, bổ sung quân, bổ sung vũ khí, lương thảo, tìm cách giải quyết thương binh... mà khó khăn nhất lại là động viên tinh thần anh em.
Ai cũng ra trận với tinh thần quyết tử nhưng những sở trường của lính đặc công là đột nhập ban đêm, đánh bất ngờ, đánh nhanh thắng nhanh đều đã được vận dụng hết. Phải chiến đấu giữa ban ngày, không vật che khuất, che đỡ, phải bám trụ, chiếm giữ thời gian lâu là điều mà lính đặc công không sẵn sàng chuẩn bị.
Nằm trong một lò gạch cách cầu Đồng Nai mấy trăm mét, điện đài của trung đoàn trưởng vang lên liên hồi: “Thủ trưởng ơi, địch đến đông quá”, “Báo cáo: hết đạn”, “Báo cáo: xe tăng địch đến”... Trong cả ngàn thông tin dồn dập và phải xử lý tức thời như thế, trung tá Võ Tấn Sĩ bảo có một tin làm ông lặng đi mất mấy phút “Cầu Rạch Chiếc đây. Báo cáo: đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng anh em hi sinh nhiều quá...”.
Mấy phút trong thời điểm đó đã là nhiều lắm, bởi lệnh thì chỉ có một “Bám trụ giữ cầu, đợi quân chủ lực”. Không biết bao giờ quân chủ lực mới đến nhưng Võ Tấn Sĩ quyết không để lực lượng bị hao hụt thêm. Trưa 29, ông trực tiếp dẫn một tiểu đoàn đặc công đánh vào tổng kho Long Bình, khuân súng chống tăng, đạn pháo, lương thực ra cầu tiếp tế...
Mật hiệu: “Hồ Chí Minh” - Đáp: “Muôn năm”
![]() |
Trung tá Võ Tấn Sĩ - Ảnh: Phạm Vũ |
Không đúng rồi, mọi người thất vọng, một anh lính bực bội bắn một phát B41. Trong ánh đạn sáng lòa bay qua tháp pháo, mọi người nhìn thấy lá cờ nửa đỏ nửa xanh của Mặt trận dân tộc giải phóng. “Quân mình, quân mình...”, ai nấy reo ầm lên, mấy anh lính xe tăng sau một giây ngỡ ngàng cũng kịp thời nhớ ra câu mật hiệu của chiến dịch Hồ Chí Minh, hô vang: “Muôn năm”.
Chưa ai quen ai nhưng gặp nhau ai cũng mừng như chưa bao giờ mừng thế. Lữ đoàn xe tăng 203 cho biết nhiệm vụ của họ là tiến thẳng vào dinh Độc Lập nhưng bộ binh lại chưa theo kịp. Tư lệnh Tống Viết Dương liền trổ tài “quảng cáo” về các khả năng của lực lượng đặc công biệt động và cuối cùng đã thỏa thuận được với lữ đoàn xe tăng về kế hoạch biến lính đặc công thành lính bộ binh để vào Sài Gòn kịp ngày 30-4.
Lần đầu tiên được ngồi lên xe tăng, lại là xe tăng tiến về Sài Gòn, anh nào cũng hào hứng, tranh nhau lên trước. Nhưng rồi vẫn cứ phải nhường nhau. Một tiểu đoàn đặc công thủy phải ở lại giữ cầu. Lúc đi qua cầu Rạch Chiếc, thấy anh em mình hi sinh nằm rải rác trong những đám lá dừa nước, một tiểu đội nữa lại nhảy xuống lo phần chôn cất. Thế nhưng vẫn chưa hết những người phải nằm lại.
Qua ngã tư Thủ Đức, pháo trong trường quân sự của địch bắn ra khiến một chiếc xe tăng của ta bốc cháy, bảy chiến sĩ hi sinh. Một phát đạn M72 nữa của lính ngụy chạy loạn làm cháy chiếc xe tăng dẫn đầu ngay khi vừa chớm lăn lên cầu Sài Gòn, bốn chiến sĩ nữa trở thành liệt sĩ. Chiếc xe đi thứ hai thì bị sa lầy xuống con kênh dưới cầu Đen. Những chiếc xe tăng, các anh em đi sau đã trở thành những chứng nhân lịch sử.
Từ ngày ấy đến nay đã 29 năm, trung đoàn 116 (367 cũ) đã bao lần họp mặt nhưng lần họp mặt nào xen giữa những tiếng cười cũng có người rưng rưng nước mắt. Từ khi trung đoàn thành lập (1970) cho đến ngày giải phóng, có hơn 1.000 chiến sĩ đã hi sinh.
Ông Sĩ, ông Dương cứ kể mãi không hết về những anh lính đặc công rất tinh nhuệ nhưng lại phải lót lá dừa ngay trên những bụp dừa được phạt ngang để ngủ; những ngày lội bưng vào trận, các anh đeo trên mình trần đầy thủ pháo, lựu đạn, còn lương khô thì không có.
Những anh đặc công ấy đã là một trong những người đầu tiên vào giải phóng Sài Gòn, cũng là một trong những người cuối cùng ngã xuống trước ngưỡng cửa hòa bình. Thế mà “ngày ở trong rừng, mơ đến ngày giải phóng, đứa nào cũng chỉ ước: hòa bình được về nhà, được ngủ, được cắm một cái cần câu...”.
Từ Đà Nẵng, theo đường số 1, cuộc hành quân đánh giặc bằng xe hơi, chưa bao giờ chúng tôi đi nhanh như vậy. Mới sáng sớm còn ở phi trường Đà Nẵng, trưa đã ăn cơm ở Tam Kỳ. Ngày hôm sau chúng tôi có mặt ở Nha Trang. Chiều hôm sau nữa, cùng với bộ binh, chúng tôi tiến vào sân bay Thành Sơn (Phan Rang). Cuộc tấn công của quân ta vào sân bay nhanh đến độ bọn ngụy ở sân bay này không kịp thu dọn quần áo, mâm cơm đang ăn dở, máy phát điện dự phòng vẫn đang chạy, điện vẫn phát ra... Trên đường hành quân thần tốc, mệnh lệnh của đại tướng tổng tư lệnh được truyền đến tai chúng tôi: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng". Cuộc tiến quân thần tốc ở cánh quân phía đông với hơn 32.000 quân, 2.276 xe, pháo, tăng, thiết giáp. Tôi có mặt trong đoàn quân vĩ đại đó, hành quân ban ngày, xe đủ loại, xe đò, xe quân sự, xe lam. Thi thoảng không quân ngụy cho F-5 và A-37 ném bom ngăn bước. Lúc đó rất ít xe đi ra, tôi quan sát gần như tất cả xe đều xuôi về Nam. Trưa 20-4 chúng tôi đã vào đến khu rừng Lá ở phía bắc Xuân Lộc. Ngày 28-4-1975, từ trên núi cao 187m có tên là Gia Rai, tôi mở máy đối không liên lạc với biên đội Nguyễn Thành Trung, lúc đó là 16g50. Mười phút sau năm chiếc A-37 lần lượt ném bom vào khu để máy bay và đường lăn phi trường Tân Sơn Nhất. Sáng 30-4, từ phi trường Biên Hòa chúng tôi được lệnh tiến vào Sài Gòn. Nhiệm vụ của tổ không quân là tiến vào phi trường Tân Sơn Nhất. Nhưng khi vượt qua cầu Sài Gòn chúng tôi bị lạc, không biết đường, ở đâu có cờ của mặt trận chúng tôi tiến đến đó... Sau khi hỏi đường, tôi vẫn chưa xác định được hướng đi đến sân bay, chỉ vài ba ngã tư chúng tôi lại đi lạc. Chiếc xe Jeep cao, trên thùng xe cắm lá cờ mặt trận của chúng tôi, tiến vào trung tâm thành phố, chẳng hiểu đi như thế nào cuối cùng chúng tôi ở đầu đường Duy Tân, trước mặt là nhà thờ Đức Bà, bên phải là dinh Độc Lập... Nhìn thấy cờ ba que của chính quyền Sài Gòn vẫn còn bay, tất nhiên chúng tôi dừng xe, ngồi im và cảnh giác... Bấy giờ dân kéo đến rất đông, xe chúng tôi nằm trong vòng vây của các bạn trẻ. Tôi quan sát suốt đoạn dài từ phía bên trái cho đến hết đoạn hàng ngàn người đổ ra đứng hai bên đường... Chỉ ít phút sau tiếng xích sắt xe tăng tiến vào dinh Độc Lập. Đoàn xe của chúng tôi nhập vào. Vậy là chúng tôi đã đến đích... Vậy là cái đích của hai cuộc kháng chiến, với kết cục chúng ta thắng Pháp, thắng Mỹ ở chính tại ngôi nhà to lớn chắn ngang đại lộ Thống Nhất, một con đường rộng hơn 30m, trải nhựa phẳng lì... Thời điểm đó tôi chỉ biết mình sắp được về thăm nhà, được gặp mẹ, người thân... Tôi mừng lắm, vì tôi đã trở về đến thành phố mà hồi còn bé tí tôi đã từng ở đây. Tôi trào lòng vì người dân TP nồng nhiệt chào đón chúng tôi, tôi cũng đã có vài lời với các bạn trẻ hỏi tôi... Tôi nhớ lắm, ngày đó... làm sao mà quên được! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận