14/01/2011 06:08 GMT+7

Những ngành học dễ tìm việc

TRẦN HUỲNH thực hiện
TRẦN HUỲNH thực hiện

TT - Ngày càng nhiều trường đào tạo ngành kinh tế, thí sinh cũng đổ xô vào nhóm ngành này. Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho rằng đây sẽ là nguyên nhân gây ra khủng hoảng thiếu - thừa lao động giữa các ngành nghề trong vài năm tới. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tuấn đánh giá:

yom0FoeQ.jpgPhóng to
Đồ họa: Như Khanh
5BlzIMoh.jpgPhóng to

Ông Trần Anh Tuấn - Ảnh: nhân vật cung cấp

- Qua khảo sát của chúng tôi, năm 2010 nguồn cung nhân lực diễn biến nghịch lý. Trong khi nguồn lao động phổ thông thiếu thì nguồn lao động có trình độ từ trung cấp, CĐ, ĐH ở các ngành nghề: quản lý điều hành, tin học, kế toán, quản lý nhân sự - hành chính văn phòng, tài chính - ngân hàng, kho bãi - vật tư - xuất nhập khẩu... vẫn thừa lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

*Trong tổng số hơn 480 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ cả nước, có đến hơn 360 trường có đào tạo nhóm ngành kinh tế (quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính - ngân hàng...). Theo ông, các trường đang chạy theo nhu cầu của người học hay đây là nhu cầu nhân lực của thị trường lao động?

- Hằng năm tại TP.HCM có khoảng 60.000 sinh viên các trường ĐH, CĐ tốt nghiệp, trong đó các ngành nghề chuyên môn quản lý - nghiệp vụ chiếm 60% và các ngành nghề chuyên môn kỹ thuật chiếm 40% tổng số ngành nghề được đào tạo. Phần lớn sinh viên ra trường vẫn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định. Theo khảo sát của chúng tôi, khoảng 20% sinh viên tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong số sinh viên tìm được việc có đến 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc khác. Điều này cho thấy nhiều năm qua công tác hướng nghiệp cho các bạn trẻ chưa được tốt.

Thực tế, học sinh ở các thành phố lớn đang bị rối bởi có quá nhiều thông tin chọn ngành nghề, trong khi học sinh ở các tỉnh lại mù mờ về những thông tin này. Vì vậy, học sinh thường chọn ngành học theo phong trào mà không xác định được tâm huyết học nghề theo sở trường cá nhân, chọn ngành học phù hợp năng lực, sức khỏe và phù hợp sự với phát triển của thị trường lao động.

Với thực tế hiện nay, chúng tôi lo ngại trong tương lai có thể một số ngành kỹ thuật công nghệ phải nhập khẩu lao động trình độ cao từ nước ngoài, trong khi số đông sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành kinh tế phải xếp hàng chờ việc.

* Ông có thể dự báo những ngành nghề nào sẽ là ngành “hot”? Trong 5 năm tới, thị trường lao động sẽ thiếu nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực, ngành nghề nào?

- Hiện nay và những năm tới, thị trường lao động TP.HCM (về nhu cầu việc làm) tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt là nhu cầu việc làm chất lượng cao. Với xu thế chuyển dịch cơ cấu đầu tư, chú trọng các ngành nghề có hàm lượng chất xám, kỹ thuật công nghệ cao, gia tăng các ngành dịch vụ, hạn chế ngành nghề thâm dụng lao động, dự kiến nhu cầu lao động theo một số ngành nghề như sau:

Thị trường lao động khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chủ lực là TP.HCM, với nhu cầu nhân lực nhiều về số lượng và ngày càng yêu cầu cao về chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật, giai đoạn 2011-2015 dự kiến tốc độ tăng bình quân chỗ làm việc từ 3-5%/ năm, TP.HCM sẽ có nhu cầu cung về nhân lực là 280.000 - 300.000 chỗ làm việc/năm. Trong năm qua và thời gian tới những ngành nghề thường xuyên thiếu lao động, kể cả lao động phổ thông, như điện tử - viễn thông, cơ khí - luyện kim, giao thông - vận tải - thủy lợi, dệt - may - da giày, nhựa - bao bì, mộc - mỹ nghệ - trang trí nội thất...

* Trong những năm tới nhu cầu nhân lực tập trung ở những nhóm ngành nghề nào, thưa ông?

- Đó là những nghề thuộc nhóm ngành cơ khí, điện - điện tử, hóa chất, kỹ thuật nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ địa chất - vật lý, toán, thống kê, công nghệ sinh học, xã hội học và một số ngành nghề khác mà hiện nay khó tuyển sinh vì học sinh cho là công việc làm vất vả, thu nhập không cao, khó học.

* Vậy thí sinh khi lựa chọn ngành, nghề theo học cần lưu ý những gì?

- Theo tôi, vấn đề chọn ngành nghề bao gồm nhiều yếu tố mà sinh viên, học sinh cũng như phụ huynh cần chú ý: tìm hiểu năng lực kiến thức bản thân, công việc đang quan tâm, khả năng gia đình để xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp. Phải tìm hiểu thị trường lao động, nhà trường, cơ sở đào tạo để biết nhu cầu việc làm, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo và chú trọng tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin để chọn lọc.

Nếu cảm thấy nghi ngờ việc lựa chọn ngành học, việc làm của bản thân nên tìm đến các nhà tư vấn tại các trường đào tạo nghề, các tổ chức hỗ trợ sinh viên học sinh, tổ chức tư vấn đào tạo - giới thiệu việc làm. Tuy nhiên việc tư vấn thị trường lao động chỉ để tham khảo, vấn đề là bản thân phải xác định được tâm huyết học nghề theo sở trường cá nhân, chọn ngành học phù hợp năng lực, sức khỏe và phù hợp sự phát triển của thị trường lao động.

Ngoài ra, phải tự rèn luyện kỹ năng nghề và ngoại ngữ trong quá trình học văn hóa, học nghề. Các bạn trẻ cần xác định nghề nghiệp là yêu cầu học tập suốt đời. Việc làm là quá trình hoàn chỉnh nghề nghiệp và thăng tiến. Ngành nghề và công việc nhiều tiền không phải là yếu tố quan trọng quyết định, yếu tố cần thiết là xây dựng được giá trị năng lực ngành nghề của bản thân để phát triển sự nghiệp gắn với phát triển kinh tế và nhu cầu xã hội.

Stt<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Ngành nghề

Tỉ lệ (%)

1

Ðiện, điện tử

18

2

Dệt may

18

3

Dịch vụ

16

4

Cơ khí

13

5

Chế biến thực phẩm, hải sản

8

6

Công nghệ thông tin

5

7

Mộc, bao bì

4

8

Hóa, dược

3

9

Khác

15

TRẦN HUỲNH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên