Chấn hưng giáo dục - mệnh lệnh từ cuộc sống
![]() |
Hiện tượng sao chép luận văn ngày càng phổ biến - Ảnh: H.Thuật |
Giáo dục - bài toán xã hội
Có nhiều ý kiến đổ lỗi tất cả cho Bộ GD-ĐT và có những ý kiến cho rằng chỉ làm một số “cải cách” là có thể nhanh chóng đưa giáo dục (GD) nước nhà đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực.
Nếu thật sự như vậy thì đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên theo tôi, vấn đề phức tạp hơn nhiều. Tôi không phủ nhận là có những sai lầm từ phía ngành GD, cách tư duy, nhìn nhận vấn đề của các nhà quản lý GD có nhiều bất cập. Nhưng công bằng mà nói GD là bài toán nhiều cấp độ. Nó không chỉ là bài toán của riêng ngành GD mà còn là bài toán lớn hơn, của cả xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói “GD là tấm gương phản ánh xã hội”.
Để giải quyết bài toán GD, ngành GD, về cơ bản, chỉ có thể giải quyết những vấn đề trong phạm vi của mình. Với những vấn đề lớn hơn, vượt khỏi phạm vi của ngành thì bản thân những nỗ lực của riêng ngành là không đủ. Có hiểu được như vậy mới có thể tìm cách tác động tối ưu tới hệ thống GD.
Một mặt các sản phẩm (con người) của GD sẽ trực tiếp tham gia và tác động lên quá trình phát triển của đất nước. Nhưng mặt khác GD cũng là đối tượng chịu tác động của toàn bộ hệ thống xã hội. Nó phụ thuộc trình độ phát triển kinh tế - văn hóa, vào tâm lý, hệ thống thước đo giá trị... của xã hội. Như vậy, có nhiều vấn đề bản thân hệ thống GD sẽ bất lực nếu không được giải quyết ở cấp độ xã hội.
Vấn đề là ở chỗ phân phối lao động
Có nhiều mối quan hệ phức tạp giữa xã hội và GD mà chỉ có thông qua những nghiên cứu nghiêm túc mới có thể phân tích, hiểu được bản chất các ảnh hưởng qua lại giữa chúng. Nhận thức được điều này sẽ giúp các nhà quản lý (không chỉ GD) có những định hướng đúng trong việc chấn hưng nền GD nước nhà. |
Hơn nữa, tôi cũng hiểu và hoàn toàn có thể thông cảm với nguyện vọng của những giáo viên muốn “bán tri thức” của mình, muốn làm thêm để tăng thu nhập (hay thậm chí làm giàu) bằng lao động chính đáng của mình (tôi không nói đến những tiêu cực như việc giáo viên bỏ bê công việc ở trường, dành sức lực để dạy thêm hay ép buộc học sinh phải học thêm...).
Tại sao một nhà sản xuất hay kinh doanh lại có quyền bán càng nhiều càng tốt các sản phẩm của mình, trong khi người giáo viên lại không được phép làm những việc mà luật pháp không cấm?
Vấn đề nằm ở những chỗ khác. Chẳng hạn, ngoài việc nguồn lực của xã hội chưa đủ (và có lẽ se chẳng bao giờ đủ) để đáp ứng nhu cầu này của xã hội thì vấn đề đầu ra của hệ thống GD là cực kỳ quan trọng.
Nếu để có công ăn việc làm “nghiêm chỉnh”, để được đề bạt hay có những ưu đãi này khác lại chỉ cần đến bằng cấp, quan hệ, êkip... chứ không cần đến năng lực thật, khả năng làm việc thì chuyện chạy theo bằng cấp hình thức là điều không thể tránh khỏi. Ai muốn sống một cuộc đời lam lũ? Mà không có những mảnh bằng như vậy thì với một người bình thường hầu như sẽ không có cơ hội để “ngẩng mặt”.
Chính những “cậu trời” như Mai Thanh Hải học hành chểnh mảng, chơi bời nhưng rồi cũng đủ bằng này bằng nọ và được trọng dụng đã “làm gương” cho thế hệ trẻ. Chính cái cơ chế phân phối lao động như vậy đã tạo ra hệ thống thước đo giá trị và cuối cùng là tạo dòng thác “nhà nhà đua nhau vào đại học, người người đua nhau kiếm bằng cấp”.
Đó cũng chính là một lý do dẫn đến “bằng thật, chất lượng giả”, “học hàm học vị cao nhưng kiến thức rỗng”. Và đó cũng là một trong những lý do VN có nhiều “nhân tài”, nhưng “nhân tài” đang ở đâu, làm gì cũng chẳng ai hay.
Có những điều tưởng chẳng liên quan gì đến tình trạng căng thẳng của việc thi cử nhưng thực tế lại có ảnh hưởng rất lớn đến nó. Một ví dụ minh chứng là việc phong danh hiệu giáo sư, phó giáo sư. Giá mà có một cuộc điều tra xã hội học xem có bao nhiêu phần trăm trong số họ đang thực chất làm khoa học, và có những cống hiến khoa học xứng đáng với học hàm mà mình nhận được.
Không nói các loại “viện sĩ rởm”, ngay cả những người được phong danh hiệu viện sĩ của những viện hàn lâm khoa học nghiêm túc, tôi nghĩ cũng có người trong lòng tự thấy xấu hổ với danh hiệu cao quí đó. Chính từ cách “phân bố lao động (và quyền lợi)” như vậy đã ảnh hưởng đến nhận thức xã hội, đến hệ thống thước đo giá trị và tâm lý của nó. Có cung thì sẽ có cầu.
* Tin, bài liên quan:
- Chấn hưng giáo dục, mệnh lệnh từ cuộc sống- Những việc cần làm ngay- 2005: năm chấn hưng giáo dục
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận