19/12/2016 14:00 GMT+7

​Những hiểu biết cơ bản về suy tim

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Suy tim là một tình trạng tiến triển mạn tính mà trong đó cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy.

Suy tim là gì?

Suy tim là một tình trạng tiến triển mạn tính mà trong đó cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Về cơ bản, tim không thể theo kịp với khối lượng công việc của mình.

Lúc đầu, tim cố gắng bù đắp bằng cách giãn to. Khi các buồng tim giãn to, nó sẽ căng hơn và co bóp mạnh hơn, vì vậy nó bơm máu nhiều hơn. Khối lượng cơ tim phát triển hơn. Tăng khối lượng cơ tim xảy ra là do các tế bào co bóp (contracting cells) của tim ngày càng lớn hơn. Điều này cho phép tim bơm máu mạnh hơn, ít nhất là lúc ban đầu. Bơm máu nhanh hơn. Điều này giúp làm tăng cung lượng tim.

Cơ thể cũng cố gắng bù đắp bằng các cách khác: các mạch máu thu hẹp lại/co lại để giữ huyết áp, cố gắng bù đắp sự tổn thất công năng (power) của tim. Cơ thể chuyển hướng dòng máu ra khỏi các mô và cơ quan ít quan trọng để duy trì dòng máu tới các cơ quan quan trọng nhất như tim và não.

Các biện pháp tạm thời thời này che dấu các vấn đề của suy tim, nhưng chúng không giải quyết được suy tim. Suy tim tiếp tục tiến triển và xấu đi cho tới khi các hoạt động thay thế/bù trừ không còn làm việc/không còn hiệu quả. Cuối cùng, tim và cơ thể không thể theo kịp/bù đắp và người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi, khó thở hoặc các triệu chứng khác mà khiến họ phải đi khám bác sĩ.

Cơ chế bù trừ của cơ thể giúp giải thích tại sao nhiều người có thể không nhận ra tình trạng suy tim của họ cho tới vài năm sau khi quả tim của họ bắt đầu suy giảm (đây cũng là lý do để mọi người chú ý đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là những người cao tuổi, người có bệnh tăng huyết áp...).

Suy tim có thể bao gồm suy tim trái, suy tim phải, hoặc suy tim toàn bộ. Tuy nhiên, nó thường ảnh hưởng tới tim trái đầu tiên.

Các dấu hiệu cảnh báo suy tim

- Thở hụt hơi: Máu "tràn đầy" trong các tĩnh mạch phổi (các mạch máu nhận máu từ phổi để dẫn về tim) bởi vì tim không thể làm việc theo kịp với các nguồn cung cấp. Điều này làm cho dịch rỉ vào phổi gây khó thở khi hoạt động (phổ biến nhất), nghỉ ngơi, hoặc trong khi ngủ mà nó có thể xuất hiện đột ngột và đánh thức bạn dậy. Bạn thường có khó thở khi nằm phẳng và có thể phải đỡ nửa người trên và đầu lên hai chiếc gối. Bạn thường than phiền rất mệt mỗi khi thức dậy hoặc cảm thấy lo lắng và bồn chồn. 

- Ho dai dẳng hoặc khò khè: Chất dịch tích tụ trong phổi làm cho bạn ho ra đờm màu trắng hoặc nhuốm máu hồng hồng.

- Tích tụ dịch dư thừa trong các mô của cơ thể (hay còn goi là bị phù): Khi lượng máu ra khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị tràn đầy, khiến dịch tích tụ tại các mô. Thận không thể đào thải muối và nước cũng gây giữ nước trong các mô làm cho sưng bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, hoặc bụng, hoặc tăng cân. Bạn có thể nhận thấy rằng giầy của bạn rất chật.

- Mệt mỏi: Tim không thể bơm đủ máu tới các cơ quan của cơ thể để đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Cơ thể chuyển hướng dòng máu ra khỏi các mô và cơ quan ít quan trọng (các cơ ở tứ chi) để duy trì dòng máu tới các cơ quan quan trọng nhất (tim và não). Bạn luôn có cảm giác mệt mỏi tại mọi thời điểm và khó khăn với các hoạt động hàng ngày chẳng hạn như mua sắm, leo cầu thang, mang giỏ đi chợ hoặc đi bộ.

- Ăn không ngon, buồn nôn: Hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn, gây ra các vấn đề về tiêu hóa cảm giác đầy bụng hoặc khó chịu ở dạ dày của bạn.

- Lú lẫn, tư duy bị tổn thương: Thay đổi nồng độ của một số chất nhất định trong máu, chẳng hạn như natri, có thể gây lú lẫn mất trí nhớ và cảm giác mất phương hướng. Người chăm sóc hoặc người thân có thể nhận thấy điều này đầu tiên.

- Tăng nhịp tim: Để "bù đắp cho" sự tổn hại khả năng/công năng bơm máu của tim, tim đập nhanh hơn, cảm giác như tim đang chạy đua hoặc đập rộn ràng.

Hiểu biết về nguy cơ suy tim của bạn

Tất cả chúng ta đều mất một vài khả năng bơm máu của tim khi chúng ta có tuổi, nhưng suy tim là do sự căng thẳng gia tăng của tình trạng sức khỏe mà một trong số chúng có thể gây tổn hại tới tim hoặc khiến tim hoạt động quá nhiều. Tất cả các yếu tố về lối sống đều làm tăng nguy cơ cơn đau tim và đột quỵ - hút thuốc lá, thừa cân, ăn các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, và ít vận động - cũng có thể góp phần dẫn tới suy tim. Để hiểu thêm về những gì mà bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ suy tim thì trước tiên cần phải thay đổi lối sống.

Các tình trạng có thể dẫn tới suy tim

Có tiền sử cơn đau ngực (nhồi máu cơ tim); tăng huyết áp; bệnh lý van tim; bệnh lý cơ tim (bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại) hoặc tình trạng viêm (viêm cơ tim); bệnh phổi nặng; đái tháo đường; ngừng thở khi ngủ.

Dự phòng và điều trị suy tim

Suy tim gây ra bởi các tổn thương tới tim phát triển qua thời gian mà không thể chữa khỏi. Nhưng suy tim có thể được điều trị, khá thường xuyên với các chiến lược làm cải thiện triệu chứng. Điều trị thành công phụ thuộc vào sự sẵn sàng của bạn tham gia vào việc quản lý tình trạng này, cho dù bạn là bệnh nhân hoặc người chăm sóc. Bạn và những người thân của bạn là một phần tích cực của đội ngũ y tế.

Kế hoạch điều trị của bạn có thể bao gồm: thay đổi lối sống; dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: suy tim