10/02/2004 14:11 GMT+7

Những con rái cá biển ở Alaska biến mất một cách bí ẩn

Đ.TÂM(Theo Reuters)
Đ.TÂM(Theo Reuters)

TTO - Khi những nhà thám hiểm người Nga lần đầu tiên nhìn thấy những con rái cá biển bơi lội trên mặt biển đảo Aleutian của Alaska vào giữa thế kỷ thứ 18, họ biết rằng mình đã tìm thấy một "mỏ vàng". Sở dĩ chúng được ví như vậy là vì giá trị từ những bộ lông, lông của rái cá biển dài, đẹp, đen và bóng hơn so với những con rái cá sông.

b1QFpnDa.jpgPhóng to
TTO - Khi những nhà thám hiểm người Nga lần đầu tiên nhìn thấy những con rái cá biển bơi lội trên mặt biển đảo Aleutian của Alaska vào giữa thế kỷ thứ 18, họ biết rằng mình đã tìm thấy một "mỏ vàng". Sở dĩ chúng được ví như vậy là vì giá trị từ những bộ lông, lông của rái cá biển dài, đẹp, đen và bóng hơn so với những con rái cá sông.

Chính vì vậy những tay săn bắt người Nga và Mỹ đã gần xóa sạch những con rái cá biển ở vùng Alaska này. Sau hiệp ước năm 1911về việc ngăn cấm săn bắt rái cá với mục đích thương mại, chúng đã được bảo vệ để thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhưng một lần nữa những con rái cá biển này đang biến mất trong vùng Aleutina và một phần ở phía đông nam của Alaska mà không có sự giải thích rõ ràng.

Vào thập niên 80, rái cá ở vùng Alaska có số lượng từ 100.000-137.000 con sống chính ở Aleutina và phía tây Alaska. Nhưng từ năm 1992 đến 2000 số rái cá đã giảm 70%. Sự biến mất của những con rái cá có thể gây ra những tổn hại cho hệ sinh thái, làm đảo lộn hệ sinh vật ở những vùng nước thuộc bờ biển lạnh.

"Những con rái cá thường ăn những con nhím biển, mà những con nhím biển này thì lại ăn tảo bẹ. Khi không có những con rái cá này để hạn chế số lượng nhím biển, thì dưới mặt biển những rừng tảo bẹ đang bị tiêu diệt một cách nhanh chóng vì nhím biển,"những nhà khoa học cảnh báo.

Có một số giả thuyết đã được đưa ra. Giả thuyết thứ nhất cho rằng sự thay đổi khí khậu đã phá vỡ sự cân bằng của các sinh vật biển. Một số trích dẫn khác cho rằng sự biến mất của rái cá có thể là do sự tích tụ dần của các chất gây ô nhiễm được mang từ những vùng phía tây đến hoặc do những luồng di chuyển của khí quyển. Và một số khác có ý kiến có thể những cuộc va chạm của những chiếc thuyền buôn lớn đã gây nên cuộc tuyệt chủng.

Tuy nhiên một lý thuyết gây ra tranh cãi nhiều là sự săn bắt cá voi một cách rộng rãi cho đến những năm 1970 đã gây ra sự suy giảm nhanh chóng các loài động vật có vú ở biển bắc Thái Bình Dương. Theo giả thuyết này, những người giết hại cá voi cũng săn bắt cả rái cá biển, vì cá voi, sư tử biển và hải cẩu đã trở nên khan hiếm.

Đ.TÂM(Theo Reuters)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên