Cầu Bình Cách đã sập… 3 lầnSập cầu Bình Cách nối Tiền Giang và Long An
![]() |
Cầu Bình Cách đã bị sập... 3 lần!
Cầu Bình Cách được Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang xác định do tỉnh Long An quản lý, nhưng cũng cử lực lượng tham gia bảo vệ hiện trường và điều tiết giao thông. Các loại ôtô từ bờ bên này qua bờ bên kia phải đi vòng bằng đường khác rất xa, từ 10km trở lên.
Chiều 20-7, UBND tỉnh Long An chỉ đạo tạm ứng 500 triệu đồng để xây dựng khẩn cấp cầu Bình Cách. Trong vòng bảy ngày cầu phải được xây dựng xong để đảm bảo lưu thông bình thường. Tại cuộc họp chiều cùng ngày giữa các ngành chức năng tỉnh Long An và Tiền Giang, ông Lê Minh - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Long An - cho biết hai bên đã thống nhất cho người dân xã Hiệp Thạnh (Châu Thành, Long An) lập bến đò ngang để đưa rước người dân hai tỉnh qua lại. Hiện cơ quan điều tra Long An đang chờ kết quả thẩm định thiệt hại tài sản để xem xét khởi tố hình sự đối với tài xế vì chạy quá trọng tải cho phép.
Ban An toàn giao thông tỉnh Tiền Giang cho biết sáu tháng đầu năm 2011 trên địa bàn tỉnh xảy ra 160 vụ tai nạn giao thông làm chết 168 người, tăng 37% số vụ và số người chết so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân ngoài lỗi của người điều khiển phương tiện còn do cầu đường bộ kém, nổi bật là các điểm “đen”: cầu Kinh Xáng, Trà Lọt, An Hữu, Cổ Cò, nút cổ chai thị trấn Cai Lậy và ngã tư Đồng Tâm quốc lộ 1A - đường cao tốc. |
Một tài xế chạy xe đầu kéo thường chở container từ TP.HCM về Vĩnh Long nói anh và đồng nghiệp rất hồi hộp mỗi khi qua những cây cầu yếu trên địa phận Tiền Giang như Kinh Xáng, Nhị Mỹ, An Hữu. Khi xe qua thì cầu rung bần bật như răng ông già sắp rụng. Khi đó anh liên tưởng ngay đến sự cố cầu Bình Điền, cầu Bến Lức bị sập trước đây.
“Nếu một cây cầu bị sự cố thì tuyến giao thông đường bộ về miền Tây sẽ bị tắc hoàn toàn do đây là tuyến độc đạo” - anh tài xế tên Giang này nói. Trong khi đó, thượng tá Trần Hoài Bảo, trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Tiền Giang, cho biết những ngày nghỉ, ngày lễ phải huy động 100% cán bộ, chiến sĩ CSGT tham gia điều tiết, đảm bảo an toàn giao thông ở các cây cầu hẹp và yếu trên quốc lộ 1A. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tình thế. “Giải pháp căn cơ nhất là phải khẩn trương xây dựng mới các cây cầu này”.
TP.HCM: “gồng mình” với xe quá tải
Từ ngã năm đài liệt sĩ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q.Bình Thạnh) đã có biển báo cấm xe trên 15 tấn không được qua cầu Đúc Nhỏ (quốc lộ 13) và ở gần cầu cũng có biển báo cấm loại xe trên qua cầu. Thế nhưng tại chân cầu Đúc Nhỏ, chúng tôi ghi nhận nhiều xe tải, xe container, xe chở hàng có trọng tải 20-30 tấn vẫn thản nhiên đi qua cầu này. Anh Lê Văn Tân - nhân viên gác cầu của Công ty Cầu phà TP - cho biết nếu ghi đầy đủ số xe quá tải qua cầu thì... không đủ giấy.
Trong số các cầu yếu ở TP.HCM, đơn vị quản lý cầu lo lắng nhất là cầu Đúc Nhỏ được xây dựng trước năm 1975. Ông Vũ Tiến Đạt - phó giám đốc Công ty Cầu phà TP.HCM - cho biết số lượng xe quá tải vượt cầu Đúc Nhỏ tăng lên rất cao kể từ khi cầu Bình Triệu 1 được nâng cấp không hạn chế trọng tải xe qua cầu.
Tháng 1-2011, tại cầu này, Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 đã phát hiện nhiều vết nứt dọc các cánh dầm và mố cầu. Dù đã sửa chữa tạm cho xe 15 tấn đi qua nhưng theo ông Vũ Tiến Đạt, nếu xe quá tải vẫn tiếp tục lưu thông qua cầu Đúc Nhỏ thì nguy cơ sập cầu là khó tránh khỏi và sẽ gây thiệt hại rất lớn khi ùn tắc giao thông trên tuyến cửa ngõ phía đông TP. Trước tình hình bức bách vì sợ cầu Đúc Nhỏ sập, Sở Giao thông vận tải TP đã kiến nghị UBND TP phương án sửa chữa cầu nhằm đảm bảo lưu thông cho tuyến đường huyết mạch quốc lộ 13 này nhưng tình hình chưa thấy chuyển biến.
Xe tải phải... phạm luật Hiệp hội ôtô vận tải hàng hóa TP.HCM đã kiến nghị nâng cấp tải trọng cầu ở TP.HCM cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long vì 80% xe tải đang hoạt động buộc phải vi phạm pháp luật khi liều chạy qua những chiếc cầu yếu. Một ngày nào đó, nếu một vài chiếc cầu trong số đó sập thì hậu quả khó lường được. |
Công ty Cầu phà TP.HCM cho biết đã gửi nhiều văn bản kèm theo hình ảnh và biển số xe quá tải qua cầu yếu đến Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP và công an các quận huyện để nhờ tuần tra và xử phạt. Thế nhưng khi các lực lượng chức năng rút đi thì tình hình vẫn như cũ.
Các cán bộ gác cầu cho biết ban đêm số lượng xe quá tải qua cầu yếu rất nhiều vì đó là giờ xe chở hàng từ các cảng biển về các nhà máy, khu công nghiệp. Có thể nói đến nay vẫn chưa có biện pháp hiệu quả nào để bảo vệ những chiếc cầu yếu ở TP.HCM. Theo cán bộ quản lý cầu, không phải lúc nào đơn vị chức năng cũng có mặt trực gác 24/24 giờ ở cầu yếu. Bên cạnh đó, đa số đơn vị chức năng chờ xe qua cầu để xử phạt mà không có biện pháp ngăn chặn trước khi xe qua cầu.
Trong khi đó, việc nâng cấp các cầu chưa được cấp thẩm quyền TP quan tâm đúng mức. Cụ thể cách đây nhiều năm cầu Tân Kỳ - Tân Quý (Q.Bình Tân) dài 14m, rộng 8m, tải trọng 5 tấn đã được giao cho Công ty Cầu phà TP rồi huyện Bình Chánh làm chủ đầu tư, nhưng đến nay chiếc cầu nhỏ xíu này vẫn chưa được nâng cấp và có nguy cơ sập mỗi lần xe quá tải đi qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận