![]() |
Những vòng tròn trẻ thơ trong hoạt động "Hòa bình cho trẻ thơ" - Ảnh: Q.L. |
Thắng chỉ mất hơn 10 phút để thể hiện ước mơ ấy qua bức tranh màu sáp bằng những nét vẽ trẻ thơ. Và đó là một trong hơn 150 bức tranh, nhiều hình tượng nặn bằng đất sét màu và hàng nghìn lượt bạn nhỏ tìm đến với hoạt động giáo dục chuyên đề “Hòa bình cho trẻ thơ” do Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM thực hiện.
Tìm đến đây mà còn có rất nhiều bạn nhỏ bị di chứng chất độc da cam ở làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ); những bạn khiếm thính, khuyết tật, mồ côi đang sống và học tập tại các ngôi trường tình thương, mái ấm, nhà mở...
Mỗi bạn có cách riêng của mình để gửi gắm những thông điệp về thế giới hòa bình. Một vòng tròn với những bạn trẻ đủ màu da, tay trong tay “nối vòng tay lớn” quanh quả đất được nặn nắn nót bằng đất sét màu. Một phong cảnh làng quê yên bình thư thái của Lê Minh Châu (làng Hòa Bình - Từ Dũ, giải ba) hay đơn giản chỉ là một bình hoa ngày tết rộn rã sắc màu của Võ Thanh Giang (làng Hòa Bình - Từ Dũ, giải tư) đã chuyển tải những ước mơ sum họp, về một hành tinh không có chiến tranh.
Ngoài vẽ tranh và nặn tượng, còn có những buổi chiếu phim tư liệu, giới thiệu sách thiếu nhi, tô tượng và nhiều sinh hoạt khác. Trò chơi phục hồi lá cho những cành cây “trụi lủi” vì chất độc da cam đã thành bài học về giá trị của hai tiếng “hòa bình”.
“Điều lớn nhất qua đợt hoạt động này là chúng tôi biết trẻ muốn gì và tìm được nhiều cách để nói với các em về hòa bình”, phó giám đốc bảo tàng Huỳnh Ngọc Vân tâm sự rồi cho biết thêm phòng chuyên đề với chủ đề “Hòa bình cho trẻ thơ” giúp các bạn nhỏ ý thức hơn về hòa bình đã nằm trong kế hoạch hoạt động dài hạn của bảo tàng.
Thật xúc động khi ở chính nơi đang lưu giữ, ghi lại những chứng tích không thể quên của chiến tranh đã dậy lên khát vọng hòa bình từ ước mơ, cái nhìn thơ trẻ...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận