Phóng to |
Học sinh Trần Thị Mỹ Chinh - Ảnh: T.B.D. |
Giữa trưa, chúng tôi tìm đến nhà Trần Thị Mỹ Chinh, dân tộc Mường, học sinh lớp 11A1 Trường THPT Trần Phú (xã Đắk Rô, Krông Nô, Đắk Nông). Chinh đang loay hoay nấu cơm. Đã mấy tháng nay, cô học trò nhỏ này phải tự xoay xở mọi việc ở nhà, rồi đến trường.
Bi kịch dồn dập
Trao 250 học bổng “Ngăn dòng bỏ học” 19g hôm nay, 15-10, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk (Hùng Vương, TP Buôn Ma Thuột), báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn và Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk sẽ trao 250 học bổng “Ngăn dòng bỏ học” cho học sinh THCS, THPT tại năm tỉnh Tây nguyên gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng (50 suất/tỉnh) do Công ty TNHH P&G Vietnam và Metro Cash & Carry VN tài trợ. Mỗi suất học bổng “Ngăn dòng bỏ học” dành cho học sinh THCS trị giá 1,8 triệu đồng tiền mặt và học sinh THPT trị giá 2,7 triệu đồng tiền mặt như một phần hỗ trợ thêm cho các học sinh trang trải học phí, dụng cụ học tập. Ngoài ra các bạn còn được nhận quà từ đơn vị tài trợ và báo Tuổi Trẻ. Học bổng “Ngăn dòng bỏ học” năm 2011 cho học sinh năm tỉnh Tây nguyên thuộc chương trình Vì ngày mai phát triển lần thứ 303 của báo Tuổi Trẻ. |
Tương tự hoàn cảnh của Chinh, bạn Nguyễn Thị Nhung - học sinh lớp 11B2 Trường THPT Phan Bội Châu, TP Pleiku, Gia Lai - cũng mồ côi khi đường học còn dài. Mẹ bị bệnh nằm liệt giường hơn mười năm, ba một mình lam lũ nuôi cả gia đình bằng nghề thợ hồ. Hai chị em lăn lóc lớn lên trong khó khăn và thiếu thốn nhưng đều chăm học. Năm 2009 ba mất vì bệnh tiểu đường và ung thư phổi, hai năm sau mẹ cũng theo ba trong đớn đau và túng bấn.
Bà Nguyễn Thị Chanh - trưởng ban công tác phụ nữ tổ dân phố 17, phường Đống Đa, TP Pleiku, ở gần nhà Nhung - cho biết: “Vì mẹ yếu nên ngoài giờ học, Nhung giúp mẹ tưới rau, nuôi heo, vậy mà cháu học giỏi nhất khu phố, năm nào cũng là học sinh xuất sắc. Ngoài những người bà con của cháu, ở tổ dân phố cũng vận động thêm bà con giúp hai cháu ít gạo mỗi tháng...”.
Quyết không bỏ học
Từ khi mẹ mất, hai chị em Nhung côi cút trong căn nhà vắng lặng thay nhau bữa sớm bữa trưa, cùng đến trường. Gia đình bên nội cũng nghèo, có người bác ruột ở gần nhưng tật nguyền và cũng phải làm thuê kiếm sống, thương cháu phải giấu trong lòng.
Thấy cháu còn nhỏ đã thiếu thốn tình cảm mẹ cha, thiếu luôn cả cơm gạo mỗi ngày nhưng rất ham học nên chị Nguyễn Thị Thu Nghiệp (dì của chị em Nhung) đưa cháu về nuôi vì “không thể đứng nhìn cháu bơ vơ”.
Ở nhà dì dượng, ngoài giờ học Nhung giúp làm việc nhà, dạy mấy em học bài, thỉnh thoảng về nhà thắp hương cho ba mẹ.
Nói về tương lai của mình Nhung cho biết: “Từ nhỏ đến lớn vì ba bận đi làm kiếm tiền, mẹ đau yếu nên mọi việc mình đều tự lo. Ngoài việc học mình nuôi heo, trồng rau để có thêm chút tiền. Mình cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành bác sĩ cho ba mẹ vui, thế mà...”. Dù có thể có ngày đó nhưng ba mẹ không còn nữa... Dù không may mắn bằng các bạn nhưng dường như với những khó khăn trước mắt, Nhung càng thêm quyết tâm không bỏ học.
Cô Nguyễn Thị Thu Hằng, giáo viên chủ nhiệm của Nhung, cho biết dù gặp nhiều khó khăn và hụt hẫng trong cuộc sống nhưng Nhung lại là học sinh luôn chủ động hoàn thành công việc học tập và phong trào của lớp, trường. Cô Trác Thị Thanh Hải, hiệu trưởng nhà trường, nói thêm: Nhung là một trong hơn 10 học sinh học giỏi nhất trường, có cá tính mạnh mẽ.
Trong khi đó, nói về hoàn cảnh chị em Chinh, cô Lê Thị Chung, hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, cho biết hai chị em Chinh mồ côi, rất khó khăn và thiếu thốn, cả trường ai cũng biết. Chị của Chinh - Mỹ Trang cũng là học sinh khá nhưng hiện phải nghỉ học nuôi em.
Mỹ Chinh chia sẻ: “Giờ chỉ còn hai chị em nương tựa nhau, vì khó khăn chị gác lại ước mơ vào đại học để kiếm tiền nên mình tự hứa phải luôn cố gắng. Nhiều lúc ở nhà một mình rất sợ và buồn nhưng nghĩ về những vất vả của chị và mong muốn sau này có một cuộc sống khác, mình phải tự vượt qua. Chưa bao giờ mình nghĩ tới việc nghỉ học dù cuộc sống hiện tại rất khó khăn”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận