Một sản phẩm lọ thủy tinh được in từ máy in 3D - Ảnh: MIT |
Công nghệ in 3D ngày càng có bước tiến vượt bậc về nguyên liệu in ấn, và theo thông tin mới nhất từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT) thủy tinh trong suốt đã có thể dùng làm "mực in" (nguyên liệu in).
Các nhà nghiên cứu đã từng thay các hạt nhựa bằng hạt thủy tinh nhỏ, áp dụng kỹ thuật in 3D hiện có để phun hay kết hoa văn, nhưng sản phẩm làm ra bị đục, không trong suốt.
Với nghiên cứu mới từ MIT cho loại máy in 3D có thể in thủy tinh nóng chảy qua một ống hút, in các kiểu dáng lập trình sẵn. Sản phẩm in 3D bằng thủy tinh trong suốt, như các sản phẩm làm thủ công.
Video clip giới thiệu về nghiên cứu dùng thủy tinh làm mực in 3D, cho ra các sản phẩm thủy tinh trong suốt - Nguồn: Vimeo / MIT |
Theo phòng thí nghiệm Glass Lab của MIT, điều khó nhất khi in 3D với chất liệu thủy tinh là xử lý nhiệt độ rất cao. Để ép chảy và thổi đùn thủy tinh lỏng qua vòi phun, vật liệu phải được giữ ở nhiệt độ hơn 100 độ C.
Để xử lý vấn đề khó nhất này, máy anh cần hệ thống nhiệt riêng cho mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất. Từ khâu giữ thủy tinh lỏng ở đầu phun, vòi phun và giữ thủy tinh lỏng không bám vào bên trong vòi phun. Kế đó là buồng sưởi thứ ba giữ nhiệt độ cho thủy tinh hóa rắn, làm lạnh dần. Một cách kiểm soát giúp thủy tinh không vỡ, gắn kết theo hình dạng thiết kế sẵn và trong suốt.
Ứng dụng từ nghiên cứu này là vô kể, tương tự như khả năng ứng dụng rộng lớn của in 3D trong thời gian qua, từ xây nhà, xây cầu, vỏ xe hơi, vật liệu phi thuyền không gian, bánh pizza... Nếu nghiên cứu của MIT hoàn thiện và áp dụng vào các loại máy in 3D thương mại, người dùng có thể thoải mái tạo ra các sản phẩm bằng thủy tinh như ly, chén, dĩa hay cửa sổ theo các thiết kế đẹp mắt.
Thủy tinh được làm lỏng để làm |
Làm thủy tinh nóng chảy và in 3D - Ảnh: MIT |
Máy in 3D có thể tạo những thiết kế hoa văn độc đáo theo mẫu định trước - Ảnh: MIT |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận