1.
Theo đó, hệ thống máy tính này gồm có 2 màn hình: một đứng như bình thường làm chức năng màn hình hiển thị, và một nằm ngang ngay phía trước chân đế có nhiệm vụ như một bảng điều khiển.
Khái niệm này khác hệ thống Sprout PC của hãng HP vốn cần phải có hệ thống camera và máy chiếu để chiếu bảng điều khiển ảo có tính tương tác lên mặt phẳng trước màn hình. Hệ thống của Dell là một màn hình lớn hỗ trợ cảm ứng 10 ngón và bút stylus được đặt nằm phía trước màn hình chính.
Hệ thống Dell Smart Desk đi kèm với chiếc màn hình mới UltraSharp 27 5K Ultra HD mà Dell sẽ xuất xưởng vào ngày 18-12-2014, giá dưới 2.000 USD. Màn hình 27 inch (5120 x 2880) này có độ phân giải cao gấp 4 lần QHD và 7 lần Full HD.
Xin mời xem clip:
Nguồn: Youtube |
2.
Chiếc laptop Asus X205TA đáp ứng được cả cho những người cần có một chiếc laptop gọn nhẹ như tablet lẫn những ai muốn có một laptop Windows 8.1 có giá dưới 200 USD. Thật sự là để làm việc một cách di động, bạn sẽ dễ dàng thao tác với laptop hơn là tablet.
Laptop Asus X205TA có cấu hình phần cứng tương tự những chiếc tablet Transformer Book của Asus. Nó có màn hình 11,6 inch HD (1366 × 768 pixel), CPU Intel Atom Z3735F quad-core (1,33GHz tới 1,83GHZ), bộ nhớ RAM 2GB, ổ lưu trữ eMMC 32GB, hỗ trợ thẻ nhớ microSD, webcam 480p, kết nối không dây 802.11n, Bluetooth, có 2 cổng USB 2.0, cổng micro HDMI. Hệ điều hành Windows 8.1 with Bing (32-bit). Máy dày 17mm và có trọng lượng chỉ 957g. Pin có thời lượng lên tới 12 giờ.
Mặc dù có giá chính hãng 199 USD, nhưng laptop Asus X205TA hiện đang được bán trên Microsoft Store Microsoft với giá chỉ 179 USD (free shipping, free returns).
Xin mời xem clip:
Nguồn: Youtube |
3.
Cuộc chiến cạnh tranh trên thị trường laptop nói chung và laptop Chromebook nói riêng đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Hiện nay, giá laptop chạy hệ điều hành Chrome OS của Google ở khoảng 200 tới 300 USD. Nhưng vào cuối năm nay hay đầu năm 2015, giá Chromebook hàng hiệu sẽ chỉ còn dưới 150 USD.
Hai hãng Asus (Đài Loan) và Toshiba (Nhật Bản) đã sẵn sàng những mẫu Chromebook màn hình 11.6 inch với giá khoảng 149 USD. Một trong những giải pháp giúp họ giảm được giá thành là chuyển CPU từ của Intel hay Exynos của Samsung sang CPU Rockchip của hãng Fuzhou Rockchip Electronic (Trung Quốc).
Tuy nhiên chính điều này làm cho người ta nghi ngại khả năng hoạt động của những chiếc Chromebook mới. Đành rằng dòng máy tính Chromebook không cần cấu hình mạnh, nhưng các CPU của Intel và Samsung đã được thử thách.
4.
Nhà báo Jeremy Gutsche vừa trải qua một chuyến bay dài 12 tiếng đồng hồ từ Luân Đôn (Anh) tới Singapore với một kết thúc khiến anh "quay mòng mòng". Chẳng phải do sự cố hàng không, đó là cái hóa đơn cước phí sử dụng Wi-Fi trên chuyến bay mà hãng hàng không Singapore Airlines yêu cầu anh thanh toán.
Trên hóa đơn ghi rõ hành khách Gutsche đã sử dụng dịch vụ Wi-Fi trên máy bay ngày 12-11-2014 với dung lượng dữ liệu 30MB, có cước truy cập là 28,99 USD và cước bổ sung 1.1142,47 USD, tổng cộng 1.171,46 USD.
Gutsche cho biết mình không hề xem phim online của NetFlix hay đọc sách báo chi hết. Chất lượng Internet trên máy bay rất tệ, không thể xem video online. Trong suốt chuyến bay anh chỉ mở xem 155 trang, hầu hết là email của anh.
Hãng Singapore Airlines giải thích mình sử dụng dịch vụ Wi-Fi của hãng Onair với chế độ tính cước global roaming chuẩn.
Lại thêm một bài học quá đắt cho những khách lữ hành sử dụng các dịch vụ viễn thông roaming quốc tế vốn có giá cao tận trời xanh. Có những nhà mạng chơi đẹp, như Telstra, gửi nhiều thông báo và chi tiết cước cho khách lữ hành mỗi khi họ kích hoạt dịch vụ roaming quốc tế để khách hàng cân nhắc.
Các chuyên gia lại khuyên rằng: các khách lữ hành quốc tế, bất luận trên mặt đất hay trên máy bay, đều phải luôn cần kiểm tra cẩn thận các gói cước roaming quốc tế mà họ sử dụng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận