13/12/2016 17:07 GMT+7

Bạn có thể giải mã các biểu tượng emoji?

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Một công ty ở London đã đăng quảng cáo tìm một phiên dịch viên các biểu tượng (emoji), một kiểu công việc kỳ lạ đầu tiên trên thế giới được đăng tuyển.

Các biểu tượng (emoji) đang ngày càng phổ biến trên các thiết bị di động - Ảnh: Reuters
Các biểu tượng (emoji) đang ngày càng phổ biến trên các thiết bị di động - Ảnh: Reuters

Theo Đài BBC, người làm công việc này sẽ liên quan tới việc giải thích về những hiểu lầm có thể xảy ra giữa các nền văn hóa trong cách sử dụng những hình ảnh biểu tượng nhỏ (gọi là "emoji"), và lập báo cáo hàng tháng về các xu hướng sử dụng emoji.

Người chủ của đơn vị tuyển dụng, bà Jurga Zilinskiene, cho biết các emoji là lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cũng phát sinh những cách hiểu khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, giữa các nền văn hóa.

Năm ngoái một nhà ngôn ngữ Anh cho biết emoji là "ngôn ngữ" có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Anh.

Emoji đã có trên các điện thoại Nhật Bản kể từ cuối những năm 1990, tuy nhiên chỉ thực sự phổ biến trên thế giới sau năm 2011, khi những chiếc iPhone bắt đầu ra mắt người dùng với bàn phím có ký hiệu emoji. Hiện nay, các biểu tượng này cũng đã rất thông dụng trên các loại điện thoại chạy hệ điều hành Android.

Các emoji thường được sử dụng để bày tỏ giọng điệu hay cảm xúc của người nói đi kèm với các thông điệp được viết với phần lớn là chữ viết của họ.

Bà Zilinskiene, lãnh đạo Công ty Today Translation, cho biết doanh nghiệp của bà cần một nhân viên có khả năng phiên dịch lịch ghi nhớ hàng thành các emoji cho một trong những khách hàng nhưng vẫn chưa tìm được một chuyên gia có khả năng này.

Theo bà Zilinskiene, công ty bà đã đăng tuyển vị trí này lên mạng. Với hơn 30 đơn ứng tuyển cho tới nay, bà hi vọng có thể tìm được một người tạm thời đảm nhiệm công việc theo hình thức làm tự do vào đầu năm 2017, nhưng hứa hẹn sẽ trở thành một vị trí công việc toàn thời gian sau này.

Một số emoji

Bàn tay vẫy 

Ảnh: BBC

Nhiều người có thể nghĩ rằng biểu tượng này có ý vẫy tay chào khi gặp mặt hay tạm biệt. Tuy nhiên tại Trung Quốc, nó có một ý nghĩa cụ thể là "tạm biệt, anh/chị không còn là bạn của tôi nữa".

Đống phân

Ảnh: BBC
Ảnh: BBC

Ở Nhật, những từ như "phân" hay "may mắn" có âm giống nhau, vậy nên có một thói quen gửi tới những người bạn một hình ảnh đống phân với gương mặt cười để cầu chúc may mắn cho họ trước một kỳ thi hay một cuộc phỏng vấn xin việc chẳng hạn.

Hiện tại biểu tượng này đã phổ biến toàn cầu, tuy nhiên một số người lại sử dụng nó với ý nghĩa khác, có người dùng nó với ý chỉ sự ranh ma, láu lỉnh, một số người dùng nó với ý chỉ một việc gì đó là rác rưởi, bỏ đi.

Trái tim đỏ

Ảnh: BBC
Ảnh: BBC

Theo một nghiên cứu năm ngoái, những người nói tiếng Pháp sử dụng các biểu tượng trái tim đỏ này nhiều hơn các nhóm sử dụng ngôn ngữ khác trên thế giới.

Những người phụ nữ khiêu vũ

Ảnh: BBC
Ảnh: BBC

Ban đầu đây là những hình ảnh trên tạp chí Playboy và rất có thể nó bị xem là kỳ quái khi đưa vào sử dụng như các emoji. Tuy nhiên dần dà nó lại mang nghĩa là vui vẻ với bạn bè, và cùng với đó lại có thêm phiên bản những người nam giới khiêu vũ nữa.

Hoa trắng

Ảnh: BBC

Trừ khi bạn từng tới học ở một trường tại Nhật Bản, bạn mới biết đây là bản sao biểu tượng mà các giáo viên Nhật Bản đóng lên vở bài tập khi các học sinh làm bài tập về nhà rất tốt. Theo đó, biểu tượng hoa trắng = làm bài tập về nhà tốt.

Vui trào nước mắt

Ảnh: BBC

Đây là biểu tượng được sử dụng nhiều nhất hành tinh, nó cũng là "từ của năm" trong năm 2015 theo thống kê của từ điển Oxford.

Cách hiểu về ý nghĩa của emoji này cũng tùy theo cảm nhận của mỗi người. Nó có thể rất đơn giản là ai đó cười nhiều tới mức chảy nước mắt. Nhưng nó cũng có thể là cách bạn tự cười mình khi làm một việc gì đó bản thân cho là ngốc nghếch.

Emoji có phải ngôn ngữ?

Ông Rob Drummond - giảng viên cao cấp của Đại học Manchester Metropolitan - cho rằng hoàn toàn không thể coi emoji là một ngôn ngữ.

Theo ông Rob, cách thử nghiệm với một ngôn ngữ là anh phải có thể biên dịch ngữ nghĩa của một câu trọn vẹn từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, với cùng một ý nghĩa không thay đổi.

Mặc dù ngữ nghĩa đó có thể không dứt khoát phải y nguyên, cố định, nhưng phải có sự tương đồng. Tuy nhiên cách hiểu các emoji lại rất khác nhau giữa người này và người khác.

Tiến sĩ Drummond bình luận: "Emoji chỉ là sự bổ trợ cho ngôn ngữ chứ bản thân nó không phải là ngôn ngữ".

Các emoji có những khả năng biểu đạt vượt qua ngôn từ, và cũng giống như các cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể khác, nó giúp bổ sung thêm ngữ nghĩa cho các văn bản đi kèm.

Ông Jeremy Burge - giám đốc phụ trách mảng emoji của trang web Emojipedia - tin rằng sử dụng emoji là cách gia tăng thêm giọng điệu, cảm xúc cho các thông điệp, và "giúp chúng ta bổ sung những yếu tố còn thiếu trong giao tiếp khi không thể thể hiện các ngôn ngữ cơ thể… Đó là sự bổ trợ trong liên lạc".

Cũng theo ông Burge, mỗi tháng trang web của ông thu hút từ 15-16 triệu lượt truy cập trang, rất nhiều người trong đó là các chuyên gia đang làm việc trong các mạng xã hội, họ muốn tìm một cách thức biểu đạt chính xác và phù hợp hơn với các emoji khi phải đại diện cho công ty của họ giao tiếp với khách hàng trên mạng xã hội.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên