Phóng to |
Ông Đinh Xuân Thảo - Ảnh: H.Đ. |
- Quy định chung của pháp luật VN trong các cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm tập trung vào vấn đề chứng cứ. Sau thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm thì có giám đốc thẩm, tái thẩm nếu phát hiện tình tiết mới mà trong quá trình xét xử hai lần trước chưa được đề cập, ví dụ như tìm ra thủ phạm khác, nhân chứng khác... Ở một số nước, tòa tối cao chỉ xem xét lại việc các cấp xử trước đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục về mặt tố tụng chứ không tham gia vào mặt chứng cứ. Việc quyết định có tội hay không có tội, mức án là bao nhiêu thì tòa tối cao không làm. Nhưng ở VN thì kể cả bị hại, bị cáo đều biết qua sơ thẩm còn phúc thẩm, giám đốc thẩm nên các vụ án cứ dồn lên các tòa trên.
* Việc có nhiều cấp xử cùng được ra bản án, theo ông, sẽ gây ra hệ lụy gì?
- Khi Quốc hội xem xét công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, thấy có một vấn đề đặt ra là tại sao có rất nhiều vụ việc người dân thường nhẫn nhịn hoặc thương lượng chứ không đưa ra tòa? Câu trả lời là người dân cho rằng các phiên tòa ở VN không có hồi kết. Đó là một khe hở gây ra tiêu cực. Bởi vì đã có những vụ án xét xử ở cấp sơ thẩm mà cả bị cáo, bị hại đều cho rằng chỉ cần “chạy” ở cấp phúc thẩm hoặc tối cao, bởi nếu “chạy” ở cấp sơ thẩm được án nhẹ nhưng lên cấp phúc thẩm hoặc tối cao lại bị tuyên án nặng thì mất tiền toi.
Ở VN, thậm chí xử phúc thẩm xong vẫn còn “cửa” giám đốc thẩm, dễ dẫn đến tâm lý thẩm phán và hội đồng xét xử của các cấp chưa làm hết chức trách.
Thứ nữa là pháp luật VN có thang và khung hình phạt rộng quá, việc vận dụng quá linh động và tùy tiện, ví như mức án 5-7 năm, 3-6 năm... nên người làm chủ tọa phiên tòa hoàn toàn có thể áp dụng hình phạt thấp nhất hoặc cao nhất.
* Làm sao để hạn chế tối đa những hệ lụy như ông nói?
- Thứ nhất, pháp luật quy định mọi thứ phải rõ ràng, chính xác, sau nữa là cán bộ tư pháp phải được bồi dưỡng và đào tạo. Trong công tác tổng kết tư pháp có đề cập đến trình độ của cán bộ điều tra quá thấp, và người làm công tác truy tố xét xử cũng thế. Việc này đã được nêu ra trong nhiều hội nghị và ảnh hưởng đến tình hình xét xử hình sự hiện nay. Hoặc cần có các quy định rõ để những người làm công tác này có trách nhiệm hơn, góp phần hạn chế bớt oan sai.
* Vậy theo ông, có cần thiết phải sửa đổi quy trình và thủ tục tố tụng?
- Khi luật còn tồn tại nhiều vấn đề thì cần phải sửa và sửa tổng thể. Hiện nay trong chương trình năm 2013 của Quốc hội cũng đưa vào sửa đổi Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.
Tinh thần là theo dự thảo Hiến pháp mới, phải coi trọng quyền con người, phải tôn trọng tối đa quyền con người.
* Xin cảm ơn ông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận