Hướng dẫn mới giúp giảm nguy cơ đột quỵ Mỗi năm VN có 200.000 người bị đột quỵ
Dù ở trẻ em tần suất đột quỵ thấp hơn 100 lần so với người trưởng thành (0,05/1.000 so với 5/1.000) nhưng khi xảy ra đột quỵ, tỉ lệ diễn tiến nặng cao hơn. Do vậy, quan trọng là cố gắng tìm ra những yếu tố nguy cơ. 310 trẻ từng bị đột quỵ được xác định sự hiện diện và thời điểm bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào trước khi xảy ra đột quỵ.
So với 289 trẻ không bị đột quỵ nhưng được khám sức khỏe định kỳ hằng năm, theo dõi thường xuyên chứng nhức đầu, chậm phát triển hoặc chấn thương, cho thấy nhiễm trùng thông thường có liên quan đến đột quỵ. Mối liên hệ ảnh hưởng bởi thời điểm nhiễm trùng: Trẻ nhiễm trùng trong tuần trước có nguy cơ tăng cao gấp 6,5 lần bị đột quỵ, nhiễm trùng trong tháng trước và sáu tháng qua lần lượt có nguy cơ tăng cao là 2,3 lần và 1,2 lần so với trẻ bình thường không bị nhiễm trùng. 17% bệnh nhân đột quỵ từng một lần bị nhiễm trùng, so với nhóm đối chứng chỉ 3% bị nhiễm trùng.
Những bé được tiêm ngừa ít hoặc không tiêm ngừa có nguy cơ bị đột quỵ tăng cao gấp bảy lần so với các bé tiêm đầy đủ hoặc hầu hết các loại văcxin. Trẻ bị tim bẩm sinh và thiếu máu, hồng cầu hình liềm cần được tiêm chủng đầy đủ, gồm văcxin phòng bệnh cúm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận