Phóng to |
Nhóm nghiên cứu Nhật Bản tiếp cận quần đảo Senkaku ngày 3-9 |
Theo Kyodo, chánh văn phòng nội các Nhật Osamu Fujimura cho biết chính quyền Thủ tướng Yoshihiko Noda đã đạt được thỏa thuận với chủ nhân các đảo này ngày 7-9, nhưng không cho biết giá chuyển nhượng là bao nhiêu. Theo báo chí Nhật, giá chuyển nhượng này là 2,05 tỉ yen (26 triệu USD).
Các đảo này, sau khi được mua lại, sẽ được giao cho lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) quản lý nhằm “duy trì sự thanh bình và ổn định” trên quần đảo Senkaku.
Ông Fujimura nhấn mạnh việc Nhật mua lại các hòn đảo từ tư nhân “không phải là vấn đề có thể gây ra những rắc rối với các quốc gia khác” và không ảnh hưởng đến quan hệ Nhật - Trung.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Tokyo muốn đi nhanh hơn Bắc Kinh trong nỗ lực khẳng định chủ quyền quần đảo Senkaku. AFP dẫn lời giáo sư chính trị quốc tế Yoshinobu Yamamoto thuộc ĐH Tokyo nhận định việc mua lại quần đảo Senkaku sẽ giúp Chính phủ Nhật thể hiện rõ ràng quyền kiểm soát quần đảo này.
“Sẽ không có bất kỳ thay đổi nào về chủ quyền nếu các đảo này thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay của chính quyền Tokyo hoặc của Chính phủ Nhật - giáo sư Yamamoto nhìn nhận - Nhưng đây là một hành động cho thấy sự kiểm soát hiệu quả của Nhật đối với quần đảo Senkaku”.
Cùng ngày, truyền thông Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ trả đũa hành động của Nhật. Tân Hoa xã tuyên bố hành vi của Nhật là “bất hợp pháp” và Chính phủ Nhật sẽ phải chịu trách nhiệm đối với mọi hậu quả. Thời Báo Hoàn Cầu hùng hổ tuyên bố Trung Quốc sẽ chiến đấu chống lại hành động vi phạm chủ quyền của Nhật Bản và đe dọa “về vấn đề quần đảo Điếu Ngư, Nhật đã châm ngòi. Nếu Tokyo cứ tiếp tục gây hấn thì xung đột sẽ xảy ra”.
Truyền thông Trung Quốc còn đe dọa nếu Chính phủ Nhật phớt lờ mọi phản ứng từ Bắc Kinh, có khả năng chính quyền Trung Quốc sẽ lập ra một “cơ quan hành pháp” và đưa quân đến đồn trú, cũng như sẽ đưa thêm lực lượng tuần tra tới các vùng nước gần quần đảo Điếu Ngư.
Tuy nhiên, giới quan sát phương Tây nhận định Trung Quốc và Nhật đều muốn giảm căng thẳng trong thời điểm hai bên chuẩn bị kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào cuối tháng này.
Philippines sẽ trang bị tên lửa cho tàu chiến Bộ Quốc phòng Philippines ngày 10-9 tuyên bố tàu chiến BRP Gregorio del Pilar lớp Hamilton mà Manila nhận từ Mỹ hồi tháng 8-2011 sẽ được trang bị tên lửa chống hạm. Báo Daily Inquirer dẫn lời một quan chức quốc phòng Philippines giấu tên cho biết hệ thống vũ khí trên tàu Gregorio del Pilar sẽ được nâng cấp bằng hệ thống vũ khí chống hạm Harpoon. Đây là một hệ thống phòng thủ hiện đại, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết cũng như có tầm bắn xa. Tàu Gregorio del Pilar đã được hải quân Philippines đưa ra đối đầu với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough hồi tháng 4-2012. Hải quân Philippines cũng sẽ trang bị hệ thống tên lửa chống hạm cho tàu chiến Dallas lớp Hamilton mà Philippines vừa nhận từ Mỹ.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận