Bản dịch sang tiếng Nhật (đã bị rách) của cuốn Nhật ký Anne Frank - Ảnh: Reuters |
Cô bé đã viết nhật ký trong những ngày phải trú ẩn ở một khu nhà máy bí mật tại Amsterdam để tránh bị phát xít Đức tàn sát.
Nhưng nay, Quỹ Anne Frank - đơn vị giữ bản quyền cuốn sách Nhật ký Anne Frank - lại ra thông báo cho biết cha cô bé không chỉ là người biên tập cuốn sách, mà trên thực tế còn là đồng tác giả hợp pháp của cuốn sách nổi tiếng này.
Ông Otto là thành viên duy nhất trong gia đình Frank còn sống sót sau chiến tranh. Ngay sau khi biết được cả gia đình mình, trong đó có Anne, đã bị giết hại, ông Otto sửa soạn lại bản thảo và cho in cuốn nhật ký của con gái, đồng thời lập ra Quỹ Anne Frank tại Thụy Sĩ để bảo vệ di sản của Anne.
Theo New York Times, thông tin này có liên quan tới một tác động cụ thể về mặt bản quyền. Trên thực tế, Nhật ký Anne Frank sẽ hết thời hạn bản quyền tại gần như toàn bộ lãnh thổ châu Âu từ ngày 1-1-2016.
Luật bản quyền châu Âu quy định thời gian bảo hộ tác phẩm kéo dài 70 năm sau khi tác giả qua đời. Cô bé Anne Frank mất năm 1945 tại trại tập trung Bergen-Belsen. Cha cô bé, ông Otto Frank mất năm 1980.
Và như vậy, với công bố của Quỹ Anne Frank, bản quyền của Nhật ký Anne Frank sẽ được kéo dài thêm tới năm 2050. Riêng với luật tại Mỹ, thời hạn bảo hộ bản quyền của cuốn sách này vẫn kết thúc vào năm 2047, 95 năm sau năm xuất bản đầu tiên của cuốn sách là 1952.
Hằng năm, Quỹ Anne Frank đều dành 1,5 triệu USD từ tiền bản quyền cuốn sách này quyên góp cho các tổ chức từ thiện, trong đó có UNICEF. Tuy nhiên theo luồng dư luận phản biện, bất kể việc đóng góp từ thiện, việc kéo dài thêm thời gian giữ bản quyền cuốn sách là không công bằng.
Trong khi đó, Quỹ Anne Frank cho rằng họ chỉ quan tâm tới những quyền lợi của cô bé Anne.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận