Về mức độ gây độc và làm chết người của nhiều loài trong số ấy cũng rất khủng khiếp. Chẳng hạn, theo các nhà nghiên cứu đã nêu thì độ độc của các loài rắn biển (con đẻn) còn độc hơn gấp hàng chục lần những loài rắn độc trên cạn. Còn với loài cá nóc chuột vằn mang, vào mùa có hàm lượng độc tố cao nhất (tháng tư, tháng mười hằng năm) thì chỉ cần 100g trứng của nó cũng đủ để làm chết khoảng 200 người.
Hay chỉ cần 100g trứng hoặc gan của loài cá nóc chấm cam cũng có thể làm chết 60-70 người. Đối với nhiều loại cá nóc, cá bống khác cũng với trọng lượng thịt, trứng, gan hoặc da tập trung độc tố cao cũng có thể giết chết từ nhiều người cho đến vài ba chục người khi ăn phải.
Còn thực tế, theo thống kê chỉ trong vòng mấy năm qua kể từ năm 1999, những hải sản độc hại, tập trung nhất là các loài cá nóc độc, đã làm chết người ở rất nhiều tỉnh, thành phố thuộc nhiều vùng miền khác nhau bao gồm ở những vùng biển, đồng bằng lẫn cả miền núi. Việc gây ngộ độc và làm chết người như vừa nêu của cá nóc độc chủ yếu qua các nguồn thực phẩm chế biến từ các loài hải sản ấy...
Chính vì vậy, một trong những mục tiêu của công trình nghiên cứu, có sự tài trợ của Sở Khoa học và môi trường tỉnh Khánh Hòa, về các loài hải sản độc hại ở các vùng biển VN của các nhà khoa học ở Viện Hải dương học Nha Trang là nhằm giúp nhiều đối tượng, nhất là bà con ngư dân; những người làm các nghề biển; cán bộ, chiến sĩ hải quân; du khách; người nội trợ; đầu bếp chế biến thức ăn và cả các nhà quản lý... biết được đặc điểm hình thái nhận dạng cùng các đặc tính, khả năng gây độc... của các loài hải sản độc hại đó để đề phòng, cảnh giác và thận trọng nhằm tránh và giảm thiểu các trường hợp bị truyền độc gây ngộ độc, làm chết người.
Phóng to |
Phóng to |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận