Chủ nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2021
Nhà vẫn ngập gần tới mái ở rốn lũ Quảng Trị dù lũ đã rút
TTO - Dù lũ đã rút so với hôm qua nhưng nhà dân ở các làng nằm ven sông Ô Lâu, giữa cánh đồng lúa mênh mông của các xã Hải Phong, Hải Định, Hải Trường được xem là vùng ngập sâu nhất tỉnh Quảng Trị trong trận lũ lịch sử năm nay, vẫn ngập sâu.

Nước ngập ở nhà thờ Cây Da (làng Cây Da, thị trấn Diên Sanh) vượt đỉnh lũ lịch sử 1999 gần 0,5m - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Ngày 10-10, từ thị trấn Diên Sanh (huyện Hải Lăng, Quảng Trị), chúng tôi tìm vào các làng của xã Hải Phong, Hải Định, Hải Trường, Hải Chánh... phía hạ lưu dòng sông Ô Lâu, nơi được xem là rốn lũ Quảng Trị.
Khu vực ở đây hầu hết các nhà dân đều ngập nặng. Những xóm làng nhỏ nằm lọt thỏm giữa cánh đồng nước như những "ốc đảo" giữa vùng rốn lũ Quảng Trị. Nhiều làng lũ năm nay đã vượt đỉnh lũ 1999 hơn 0,5m.
Do đặc thù nằm biệt lập giữa đồng, các làng của xã Hải Phong, Hải Chánh, Hải Trường bị nước lũ bao vây, ngập sâu gần mái nhà, cô lập hoàn toàn, chỉ có đò máy và canô mới tiếp cận. Dù hôm nay trời bớt mưa nhưng mực nước lũ vẫn giữ rất cao. Hầu hết các ngôi nhà đều ngập sâu 1,2-2m, ngập hơn nửa nhà, có nhà nước gần chạm mái hiên.
Đồ đạc, tài sản, lúa, hoa màu bị chìm sâu trong nước, vật nuôi bị lũ cuốn trôi. Thỉnh thoảng chúng tôi nhìn thấy người dân đi ghe di chuyển qua lại giữa các nhà. Nhiều nhà chọn ở lại gác để tránh lũ.
Ông Lê Đức Thịnh, chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, cho biết các làng ở khu hạ lưu sông Ô Lâu như Câu Nhi, Đông Trường, Hội Điền, An Thơ, Cây Da… là rốn lũ của huyện và năm nay ngập nặng nề nhất. Gần như hoàn toàn các hộ dân khu vực này đều ngập nặng, tài sản, lúa gạo, hoa màu thiệt hại nặng nề.

Gần như hoàn toàn các nhà dân ở khu vực hạ lưu sông Ô Lâu ngập sâu từ 1,2 đến 2m - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Một ngôi nhà ở xã Hải Phong ngập hơn nửa nhà, người dân phải di tản sang các điểm tránh lũ - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Nhà thờ Cây Da được xây mới lấy mức đỉnh lũ năm 1999 làm nền, năm nay nước vào nền nhà thờ gần 0,5m - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Do nằm ở rốn lũ nên hầu hết gia đình của xã Hải Phong đều có ghe - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Các xóm làng ở khu vực hạ lưu sông ô Lâu đều được bao bọc bởi các lũy tre, cây xanh - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Một cổng nhà thờ ở xã Hải Phong ngập sâu - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Người già, trẻ em, phụ nữ được di tản đến điểm tránh lũ của làng, còn lại thanh niên, đàn ông ở lại các nhà - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Người dân thôn Câu Nhi, xã Hải Phong đi lại bằng ghe - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Một thai phụ mới sinh 10 ngày được di tản tránh lũ tại nhà thờ Cây Da - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Người dân tại một điểm tránh lũ - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Điểm tránh lũ của người dân làng Hội Điền (xã Hải Phong) tại Trường TH-THCS Hải Hòa - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
-
TTO - Sáng nay 28-2, Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận thêm ca bệnh COVID-19 mới, bệnh nhân nặng nhất nước đợt này đã có diễn biến sức khỏe tích cực.
-
TTO - Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Kyaw Moe Tun ngày 27-2 thề sẽ tiếp tục chiến đấu sau khi bị sa thải, đồng thời hứa sử dụng “mọi phương tiện có thể” để đảo ngược việc quân đội đảo chính giành quyền lực hôm 1-2.
-
TTO - Những người nghèo nghe tin đã có lô vắc xin ngừa COVID-19 về Việt Nam có hai tâm trạng: vui vì có thể sớm khống chế đại dịch, sớm trở lại mưu sinh bình thường và lo vì không có tiền để tiêm ngừa.
-
TTO - Trả tiền mua ghẹ tươi và cá mú xong, cả nhà anh Linh háo hức đợi, nhưng hàng nhận được là thùng xốp chứa... đá cục. Tức giận liên hệ lại nơi bán, anh bị họ thách thức và chặn luôn Facebook...
-
TTO - Nguyên cục trưởng, nguyên cục phó và một lãnh đạo cấp phòng Cục Thuế tỉnh Bình Dương bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm liên quan vụ chuyển nhượng 43ha đất từng do doanh nghiệp thuộc Tỉnh ủy Bình Dương quản lý.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận