26/12/2009 06:05 GMT+7

Nguyễn Đình Đăng - tiến sĩ tài hoa

Tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng
Tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng

TT - Tờ tạp chí danh tiếng tại xứ sở mặt trời mọc Japan Times vừa chọn tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng để giới thiệu trên chuyên mục lớn “Họ là ai?”. Ông là một trong những điển hình hiếm hoi của sự dung hòa khoa học và nghệ thuật trong một con người.

lvmSBvuA.jpgPhóng to

Tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng đắm mình trong nghệ thuật - Ảnh: Riken

"Nhiều người tự nhận là họa sĩ, song cái khó nhất và đẹp nhất lại là sự bí ẩn của vũ trụ. Chỉ có một số ít người có thể lĩnh hội được điều đó"

Tiến sĩ Đăng chào đời tại Hà Nội năm 1958. Tuổi thơ của ông ở miền quê nhỏ khá thiếu thốn. Như tâm sự của ông, đó là một trong những động lực khiến ông quyết tâm phải học thật giỏi để du học. Tốt nghiệp trung học với điểm số nằm trong nhóm cao nhất cả nước, ông lên đường sang Nga du học vào mùa thu năm 1976. Ngày ra đi, vali của ông nhẹ tênh và túi rỗng tuếch, tất cả những gì ông có chỉ là sự quyết tâm.

Trong thời gian theo học thạc sĩ và tiến sĩ, tiến sĩ khoa học tại Matxcơva, ông thường dành thời gian rảnh để vẽ - môn nghệ thuật ông yêu thích từ nhỏ.

Tiến sĩ Đăng kể lại rằng trong thời gian học tại Matxcơva ông đã đi thăm các bảo tàng mỹ thuật tuyệt vời và dành toàn bộ các kỳ nghỉ để vẽ tranh. Về học vị, ông đạt hai bằng tiến sĩ: một bằng PhD (TS) và một bằng tiến sĩ khoa học toán - lý tại Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva.

Ông làm nghiên cứu sau tiến sĩ ở Đức và Ý vào đầu thập niên 1990. Khi ở Ý, ông ngạc nhiên vì nhận được một bức thư đề nghị nộp hồ sơ nhận tài trợ sang nghiên cứu tại Nhật. Sau này ông được biết đó là nhờ sự giới thiệu của thầy cũ, giáo sư Vadim Soloviev, một nhà vật lý nổi tiếng tại Viện liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Dubna, Nga.

Từ Ý trở về, tiến sĩ Đăng tổ chức một hội nghị quốc tế lớn về hạt nhân lần đầu tiên tại Việt Nam vào mùa xuân năm 1994. Tại đây ông đã gặp giáo sư Akito Arima, nhà vật lý hạt nhân lý thuyết lỗi lạc khi đó là chủ tịch Viện Riken - viện nghiên cứu hàng đầu ở Nhật về công nghệ gia tốc. “Đăng biết nhiều thứ tiếng, trình bày quan điểm rõ ràng, có kiến thức sâu và chắc chắn về vật lý” - giáo sư Arima nhớ lại.

Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ ở Nga, ông về nước làm việc tại Viện Kỹ thuật và khoa học hạt nhân năm 1990. Bốn năm sau, ông nhận lời sang làm việc tại Viện Riken.

Chỉ trong thời gian ngắn ông đã nhanh chóng hòa nhập cuộc sống và áp lực công việc tại đây. Hiện ông đang thực hiện đề tài khảo sát cấu trúc nhân của nguyên tử, một trong những đề tài khó và then chốt trong lĩnh vực vật lý. Bên cạnh vốn ngoại ngữ Nga, Pháp lưu loát, ông còn sử dụng được cả tiếng Nhật.

Ngoài lĩnh vực chuyên ngành, ông còn gây bất ngờ cho mọi người với biệt tài vẽ tranh tự học của mình. Ông đã có nhiều cuộc triển lãm tranh lớn tại nhiều nước: Việt Nam, Nga, Nhật Bản và Ý... và giành được nhiều giải thưởng uy tín về nghệ thuật ở cả Nhật và Việt Nam. Ông chọn câu nói đầy triết lý của nhà văn Ireland nổi tiếng Oscar Wilde để làm quan điểm nghệ thuật của mình: “Cái cớ duy nhất để làm ra một vật vô dụng là vì ta ngưỡng mộ nó sâu sắc. Toàn bộ nghệ thuật là vô dụng!”.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên