30/11/2018 10:10 GMT+7

Người trình độ đại học thu nhập cao hơn sơ cấp chỉ 1 triệu đồng

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Thay đổi thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương theo trình độ chuyên môn kỹ thuật đều giảm so với quý 1 năm 2018 ở tất cả trình độ.

Người trình độ đại học thu nhập cao hơn sơ cấp chỉ 1 triệu đồng - Ảnh 1.

TS Nguyễn Ngọc Tài trao đổi với học sinh về chuyện hướng nghiệp tại buổi tọa đàm sáng 30-11 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thông tin trên được công bố tại buổi tọa đàm "Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh đại học 2019", do Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực - Bộ GD-ĐT tổ chức, tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sáng 30-11.

Quý 2 năm 2018, dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 72,51 triệu người, tăng 0,93% so với cùng kỳ năm ngoái (nữ tăng 0,58%); khu vực thành thị tăng 3,91%. Quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,12 triệu người, tăng 1,1% so với quý 1 năm 2017 (nữ tăng 0,37%); khu vực thành thị tăng 1,25%.

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên là 76,55%, tăng so với cùng kỳ năm trước, song đã giảm nhẹ so với quý 1 năm 2018. Lao động làm công hưởng lương có trình độ đại học có thu nhập cao nhất (7,87 triệu đồng), tiếp theo là nhóm có trình độ sơ cấp (6,51 triệu đồng).

Thu nhập của tất cả các nhóm chuyên môn kỹ thuật đều giảm so với quý 1 năm 2018, trong đó giảm cao nhất là nhóm có trình độ sơ cấp (-6,36%) và nhóm có trình độ đại học trở lên (-5,7%).

Tham gia tọa đàm có nhiều chuyên gia uy tín và giàu kinh nghiệm trực tiếp trao đổi và cung cấp thông tin để hỗ trợ học sinh trong chọn ngành/nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã nêu lên thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh hiện nay vẫn chưa hiệu quả.

Theo TS Nguyễn Ngọc Tài - Viện nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tình hình chung hiện nay, học sinh khi chọn nghề nghiệp lại có những xu hướng: học sinh chọn các ngành nghề trong các trường đại học nổi tiếng, chọn các ngành nghề "thời thượng" mà báo chí thường xuyên nhắc, chọn nghề theo yêu cầu của bố mẹ, người thân hoặc bạn bè, chọn nghề ngẫu nhiên theo kiểu… bốc thăm, chọn ngành nghề theo hướng dẫn của thầy cô giáo…

"Hiện nay, chúng ta cần đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS-THPT. Vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay", ông Tài nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, để thực hiện việc hướng nghiệp cho học sinh, nhiều trường phổ thông đã có những hình thức tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh như tham quan doanh nghiệp, nhà máy, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp nhằm giúp các em học sinh có những hiểu biết nhất định trong việc hướng nghiệp.

Để hướng nghiệp trong trường phổ thông hiệu quả, cần có cán bộ, giáo viên hiểu biết sâu về lĩnh vực này, nhất là khi tư vấn hướng nghiệp trước toàn trường cần phải được chuẩn bị cho đáo để đạt kết quả cao.

Lần đầu tiên có trường đại học tổ chức thi thông qua video clip Lần đầu tiên có trường đại học tổ chức thi thông qua video clip

TTO - Trường đại học Y Hà Nội vừa khánh thành hệ thống thi trên máy tính bảng. Kể từ kỳ thi tháng 12-2018, sinh viên y Hà Nội sẽ thi trắc nghiệm cả lý thuyết và thực hành trên máy tính bảng, thông qua ngân hàng câu hỏi, các video.

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên