22/03/2013 13:00 GMT+7

Người trẻ và lễ hội

CHÂU TRẦN
CHÂU TRẦN

AT - Những tháng ngày mùa xuân, ngoài nỗi háo hức với cái tết cổ truyền, lòng người lại chộn rộn với bao lễ hội dân gian miên man cho hết tháng giêng - “tháng ăn chơi”. Đến dự lễ hội để được sống lại cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông, biết yêu quý và gắn kết với cộng đồng, thắp lên những ước vọng thanh bình...

wQ79ATSY.jpgPhóng to
Các vận động viên tranh tài môn bơi lội tại cửa sông Ðà Nông (Phú Yên) nơi diễn ra Lễ hội sông nước Ðà Nông - Ảnh: Lê Hội

Thế nhưng trong bức tranh bát nháo của các lễ hội hiện nay, thật không dễ kiếm những gương mặt trẻ hào hứng đến tìm hiểu ý nghĩa truyền thống văn hóa của dân tộc. Nếu có hình ảnh của các bạn trẻ, phần lớn lại gắn liền với bao chuyện phản cảm: chen lấn, xô đẩy để cướp lộc; vô tư ngồi trên tượng Phật để tạo dáng chụp ảnh; tranh nhau sờ lên đầu cụ rùa đội bia tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu may...

Trong khi đó, không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến sự hồ hởi của nhiều bạn trẻ Việt nồng nhiệt đón chào các ngày lễ du nhập từ nước ngoài với tần suất ngày càng dày hơn. Thậm chí có những lễ hội hoàn toàn xa lạ từ phương Tây, không hề phù hợp với văn hóa Việt, vẫn được các bạn trẻ săn đón tạo nên những trào lưu ăn theo.

Thiếu hiểu biết về văn hóa lễ hội dân gian, nhiều bạn trẻ đã quên mất những ứng xử đúng mực lẽ ra phải có. Thêm vào đó các lễ hội biến tướng hiện nay với phần “lễ” rình rang, phô diễn nghi thức, trong khi phần “hội” sơ sài, nhàm chán đã góp phần hình thành ở không ít bạn trẻ thói quen cầu xin lợi ích cá nhân và tâm lý chơi bời hưởng thụ khi dự lễ hội.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến người trẻ hôm nay quay lưng với lễ hội truyền thống của dân tộc, nhưng vẫn không thể biện minh cho thực tại đáng buồn này. Giá như các lễ hội truyền thống của Việt Nam được tổ chức một cách phong phú hơn, gần gũi hơn, giữ được cái thần tinh túy của phần “lễ” và thật rộn ràng chất “hội” thì chắc chắn sẽ không bị giới trẻ thờ ơ như hiện nay. Giá như những nét đẹp của lễ hội dân gian được lưu giữ và trao truyền cẩn thận từ trong mỗi nếp nhà, trường học và xã hội thì những người trẻ đâu dễ gì quay lưng với nguồi cội văn hóa thấm đẫm trong các lễ hội...

Mỗi cá nhân cần ý thức hơn để giữ gìn nền văn hóa Việt Nam mà các lễ hội truyền thống là một phần không thể thiếu. Bởi suy cho cùng, lễ hội giáo dục con người biết sống hòa hợp với thiên nhiên đồng nội, yêu thương và gắn kết cộng đồng.

9Yxsp6mB.jpg

Áo Trắng số 5 ra ngày 15/03/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

CHÂU TRẦN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên