Một câu hỏi dũng cảm. Câu hỏi khởi đầu một tình bạn, một đề tài hóc búa và cũng là một “công trình” liều lĩnh của Skeeter trong thế giới bất công của sự phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ vào những năm 1960: một cuốn sách phản ánh suy nghĩ của những người giúp việc da màu.
Phóng to |
Hai nhân vật trung tâm Minny (trái) và Aibileen trong The help - Ảnh: IMDB |
Ở bang Mississippi - cái rốn của nạn phân biệt chủng tộc ngày đó, sự phân biệt dành cho người da màu diễn ra sau cánh cửa mỗi căn nhà của người da trắng, dưới dạng vô vàn quy tắc ngầm mà mỗi người giúp việc da màu phải tuân theo, đơn giản nhưng quyết liệt: người giúp việc phải ăn bằng bát đũa riêng, phải ngồi bàn riêng, phải dùng nhà vệ sinh riêng. Chúng như một bức tường đá vô hình vững chãi chia cách những người cùng giữ vai trò làm mẹ, làm vợ.
Những nỗi đắng cay, sự ruồng rẫy, sự khinh miệt và những điều phũ phàng ở các gia đình da trắng gần như đã tạo cho người giúp việc da màu không có cơ hội nói tiếng nói của mình, không được tin tưởng là những người lương thiện, không được hiểu đúng như bản chất một con người... Tất cả giống như một hạt giống đắng cay gieo vào lòng tự trọng của mỗi người trong số họ.
Phim The help (*) được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nữ Kathryn Stockett xuất bản năm 2009. Bản thảo The help đã bị từ chối đến 60 lần. Tới lần thứ 61, sau năm năm viết và ba năm rưỡi bị từ chối, The help được xuất bản và có hơn 800 ngày liên tục đứng trong top 100 cuốn sách bán chạy nhất của amazon.com (sách được dịch sang tiếng Việt với tựa Người giúp việc và vừa được NXB Trẻ ấn hành).
Đạo diễn Tate Taylor khéo léo lẩy ra những tình tiết (dù chưa thể gọi là thật đắt giá từ sách) để đưa vào phim, nhấn được một nhận định đáng giá: “Lòng dũng cảm đôi khi bỏ quên cả một thế hệ”. Mẹ của Skeeter đã nói với cô con gái dám kể về người da màu bằng giọng kể của chính họ như thế. Thế hệ nào cũng vậy, chính lòng dũng cảm nói ra sự thật là nỗ lực đầu tiên cho sự hiểu biết và tình yêu cần có giữa con người với con người.
Tạm quên đi những đấu tranh xã hội, giai cấp, nhân quyền; nỗ lực xóa bỏ rào cản màu da trong Người giúp việc đồng nghĩa với nỗ lực thấu hiểu và đồng cảm. Như chính Kathryn Stockett - tác giả của tiểu thuyết vừa được chuyển thể thành phim này - chia sẻ: “Tôi không dám huênh hoang cho rằng mình hiểu cuộc sống của một phụ nữ da màu ở Mississippi là thế nào, nhất là vào những năm 1960. Tôi không nghĩ có bất kỳ phụ nữ da trắng nào ở vị trí chủ của một phụ nữ da màu có thể thật sự thấu hiểu được điều đó. Song cố gắng thấu hiểu là một phần tất yếu trong bản chất nhân văn của chúng ta”.
Và quả thật, Người giúp việc thật sự là một nỗ lực rất nhân văn.
Những nhân vật đáng nhớ Dàn diễn viên tuyệt vời là yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của The help. Viola Davis diễn đầy cảm xúc vai Aibileen - người giúp việc đã nuôi nấng 17 đứa trẻ da trắng nhưng phải tận mắt chứng kiến con mình qua đời. Giọng nói của Aibileen luôn nhẹ nhàng, điềm đạm, nhưng ánh mắt của bà thể hiện rõ ràng nỗi đau và sự giận dữ. Minny quạu quọ, tính cách như lửa qua diễn xuất của Octavia Spencer cực kỳ sinh động. Chính Minny là nhân vật đem lại nhiều sự hài hước nhất cho bộ phim. Tình bạn giữa Aibileen và Minny thật chân thành, làm xúc động lòng người. Diễn viên trẻ Emma Stone, dù hơi có phần quá hiện đại cho vai một phụ nữ thập niên 1960, cũng thể hiện rất thành công vai Skeeter ngây thơ và sống có lý tưởng. Các nhân vật khác trong phim, từ Hilly xấu xa, phân biệt chủng tộc cho đến các bà mẹ của Hilly và Skeeter, cũng đều sống động, đa chiều. Ngay cả nhân vật bà vú Constantine của Skeeter dù chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng cũng đầy cảm động và đáng nhớ HIẾU TRUNG |
(*) Phim đang công chiếu tại VN.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận