06/05/2007 03:07 GMT+7

Người đưa tin cuối cùng ở Sài Gòn

 LÊ VÂN
 LÊ VÂN

TT - Phóng viên Fiona Ehlers của tạp chí nổi tiếng nước Đức Der Spiegel trong một lần tình cờ sang VN đã viết về ông: có một người đàn ông ngồi lặng lẽ ở một góc nhỏ của Bưu điện TP.HCM và làm một công việc thật đặc biệt: “Kết nối mọi người”.

RrYc3LX0.jpgPhóng to
Ảnh: LÊ VÂN
TT - Phóng viên Fiona Ehlers của tạp chí nổi tiếng nước Đức Der Spiegel trong một lần tình cờ sang VN đã viết về ông: có một người đàn ông ngồi lặng lẽ ở một góc nhỏ của Bưu điện TP.HCM và làm một công việc thật đặc biệt: “Kết nối mọi người”.

Ông là Dương Văn Ngộ (ảnh), năm nay vừa bước sang tuổi 77, một trong tổ bảy người viết thư tay đầu tiên ở Sài Gòn và là người cuối cùng còn lại với nghề...

Một ngày của ông Ngộ bắt đầu lúc 8g và kết thúc lúc 16g-17g. Ở tuổi 77, ông vẫn còn minh mẫn nhưng sức khỏe không cho phép ông làm việc mà không tính toán đến thời gian. Cái dáng nhỏ thó, gầy guộc của ông và những bước đi như chạy vẫn ngày ngày gắn bó với không gian bên dưới mái vòm của tòa bưu điện cổ kính. Ông là người “đưa tin” cuối cùng của Sài Gòn còn lại đến hôm nay.

Qua những lá thư, ông chia sẻ với những bà mẹ, người chị có con em xa xứ. Nhiều người đi cả trăm cây số đến bưu điện chỉ để gặp ông và nhờ ông gửi tâm tình qua những cánh thư. Một trong những vị “khách ruột” của ông Ngộ là anh Nguyễn Minh Chung, ở ngã ba Cát Lái. Anh tin thư cho ba mẹ nuôi ở Pháp của cô con gái nhỏ về tình hình học hành của em đã hơn 10 năm nay. Hay như một người mẹ già ở Đồng Nai lần nào lên bưu điện cũng lại chỗ ông đầu tiên. Mỗi lần như vậy, trước khi về bà lại nhét vội vào túi áo ông một tờ giấy bạc.

Chiếc bàn dài của bưu điện trung tâm thành phố, nơi ông ngồi, bên cạnh là tấm bảng nhỏ ghi: “Nơi hướng dẫn và viết giúp” bao giờ cũng có người đợi ông viết thư hay dịch thư hoặc đơn giản chỉ là hướng dẫn cách gửi thư, bưu phẩm.

17 năm làm nghề viết thư tay, ông đề ra cho mình một nguyên tắc: “Viết xong cho ai là phải quên ngay và tuyệt đối bí mật”. Ông giải thích: “Người ta đã tin tưởng giao tâm tư, tình cảm cho mình, mình phải nhớ chữ tín, chữ nghĩa…”. Nhiều vị khách lạ mỗi lần đi ngang qua nơi ông ngồi lại ào đến ôm chầm lấy ông, hỏi có nhớ ra ai không, như những người thân lâu ngày gặp lại.

Sau giải phóng, một số nhân viên bưu điện đủ tuổi về hưu theo qui định nhà nước, với số tiền lương ít ỏi mỗi tháng là 35 đồng, tháng có tháng không rồi... mất hẳn. Cuộc sống chật vật sau giải phóng đã buộc họ phải tìm kế sinh nhai. Được sự đồng ý của giám đốc Bưu điện Sài Gòn, một tổ viết thư thuê đã xuất hiện gồm bảy ông già về hưu. Mỗi tuần, họ chia nhau thành ba cặp, mỗi cặp trực hai ngày, ngồi ở bưu điện, vừa hướng dẫn cho những người tới bưu điện, vừa viết thư thuê. Ngoài tiếng Việt, ngoại ngữ chủ yếu họ dùng là tiếng Pháp, chỉ 4 - 5 người nói và viết thạo cả tiếng Anh và Pháp. Ông Ngộ là người trẻ nhất trong nhóm bảy người. Và giờ đây là người duy nhất còn trụ lại với nghề.

Gần hai mươi năm, chiếc xe đạp cũ kỹ vẫn đồng hành cùng ông Ngộ trên con đường tới Bưu điện Sài Gòn. Không kiến thức về công nghệ truyền thông nhưng ông đã kết nối không biết bao nhiêu người, từ VN tới những đất nước xa xôi và ngược lại, qua những lá thư tay.

 LÊ VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Dương Văn Ngộ