23/10/2006 12:05 GMT+7

Người đưa nón làng Chuông xuất ngoại

Theo Hà Nội mới
Theo Hà Nội mới

Nhìn lũ trẻ cười rôm rả ngồi quây quần bên nhau khâu nón, ông Canh cười mãn nguyện. Sau những tháng ngày lăn lộn đi khắp nơi tìm nguyên liệu, mẫu mã, cuối cùng ông đã có những chiếc nón làng Chuông đầu tiên xuất ngoại.

uZRrIlRO.jpgPhóng to
CCB Phạm Trần Canh với nghề làm nón quai thao truyền thống
Nhìn lũ trẻ cười rôm rả ngồi quây quần bên nhau khâu nón, ông Canh cười mãn nguyện. Sau những tháng ngày lăn lộn đi khắp nơi tìm nguyên liệu, mẫu mã, cuối cùng ông đã có những chiếc nón làng Chuông đầu tiên xuất ngoại.

Người thích "vác tù và hàng tổng"…

Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, 18 tuổi, chàng thanh niên Phạm Trần Canh ở xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Tây xung phong tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Đi qua bao chiến trường ác liệt, không biết bao nhiêu lần ông vào sinh ra tử, chịu cảnh tù đày. Với tinh thần quyết tử, không ngại gian nan, chỉ hai năm sau ngày nhập ngũ, ông đã được đứng vào hàng ngũ những người Đảng viên Đảng CSVN. Nhưng trong một trận càn quét của bọn thực dân Pháp ở tỉnh nhà (Hà Tây), ông đã để lại chân phải của mình nơi chiến trường.

Bị thương nặng (bậc hai), trở về quê nhà ông vẫn hăng hái tham gia phong trào tại địa phương. Nhiều năm liền ông giữ vị trí Bí thư Đảng ủy xã Phương Trung. Vợ ông kể: “Tôi là cô giáo làng, dù rất thông cảm với công việc, nỗi lo của chồng mình nhưng đôi khi không chịu nổi bởi sự “vác tù hàng tổng “của ông. Khỏe khoắn thì ông lăn xe đi làm công tác xã, lúc ốm đau thì mới ở nhà với vợ con”. Nhưng cũng vì với cương vị Bí thư xã, nhìn nghề nón cổ của làng đang dần bị mai một bởi cơ chế thị trường, ông thấy mình như “mắc lỗi” với tổ tiên. Hơn thế, vào ngày nông nhàn, nhìn con cháu nhàn rỗi ăn chơi lêu lổng nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội thì ước mơ khôi phục lại nghề nón cổ càng thôi thúc ông. Đó chính là lý do ông từ chối đến nghỉ tại Trung tâm điều dưỡng Thương bệnh binh tại Thuận Thành-Bắc Ninh để ở lại làng.

Việc khôi phục lại nghề truyền thống không hề đơn giản, nhất là những nguyên liệu, khuôn mẫu cũ của làng đều bị thất truyền. Nhưng ông vẫn quyết tâm “dấn thân”, hòng làm “sống lại” nghề cổ của cha ông. Hành trình đi tìm “hồn” cho chiếc nón làng Chuông cũng vất vả gian nan không kém thời kỳ ông ở chiến trường. Từ sáng sớm tinh mơ, ông “cưỡi” chiếc xe lăn đến các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nội… để tìm mua mẫu nón quai thao rồi về tháo ra nghiên cứu kích cỡ, kiểu dáng, cách đan và từ đó tự chế tạo ra sản phẩm riêng. Tuy nhiên, những mẫu mới ấy vẫn dựa trên khuôn mẫu cũ của cha ông.

Ông kể: Có lần về Hưng Yên hỏi tìm mua nguyên liệu gặp phải trời mưa bão đổ xuống ầm ầm. Đi giữa cánh đồng, không có chỗ trú chân, ông đành đi cố. Tối về, vết thương cũ tái phát sưng tấy rồi sốt cao, vợ con cứ cằn nhằn vì "tội" ông vác tù và…

"Nhân cấy" làng nghề

Trời không phụ công người tốt, mọi sự nỗ lực của ông đã và đang vươn tới thành công. Sản phẩm đầu tay “ra lò” là những chiếc nón cổ truyền làng Chuông. Kiểu nón không thuần tuý cổ mà ông còn sáng tạo ra nhiều loại nón khác nhau. Nón dành cho người nước ngoài như: Kiểu Hong Kong, nón Thái, nón Chóp Dứa… Riêng nón quai thao có 4 chủng loại và các lòng chảo, nón ba tầm… phục vụ cho biểu diễn nghệ thuật. Kích cỡ của nón cũng đa dạng, loại nhỏ nhất để treo Sáo (đường kính 13 cm) cho đến nón đường kính lớn để trưng bày.

Năm 2001, tự tay ông đan hai chiếc nón quai thao khổng lồ đường kính 2 m do khách sạn Liên Hoa (Hà Nội) đặt mua đem đi triển lãm ở nước ngoài. Để làm được chiếc nón “khổng lồ” ấy, ông tự treo mình lên trần nhà để khâu. Mỗi một mũi khâu đều thấm máu và mồ hôi của ông. Nhìn bố chỗ nào cũng trầy xước, bị kim và tre nứa đâm, các con ông đều khuyên ngăn nhưng ông một mực không chịu dừng. Bởi nếu thành công, nghề nón cổ của làng sẽ được cả thế giới biết đến.

Sau 15 ngày treo mình lên trần đánh vật với từng mũi khâu, cuối cùng hai chiếc nón khổng lồ được ra lò trước sự thán phục của các du khách nước ngoài. Tiếng lành đồn xa, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến đặt mua ngày càng đông. Có ngày gia đình ông tiếp đón vài chục du khách nước ngoài. Cảm phục và ngưỡng mộ tài năng của ông, nhiều người viết bút ký và giới thiệu sản phẩm nón tới bạn bè quốc tế.

Từ tâm nguyện khôi phục lại nghề nón cổ, ông Canh đã nhân rộng khắp xã. Ông mở lớp dạy nghề miễn phí, truyền đạt lại kinh nghiệm cho thế hệ trẻ và người dân. Đến nay lớp học của ông có gần 100 người, có cả người dân từ nơi khác đến. Trong xã có tới 75% số hộ gia đình làm nghề nón. Anh Tư người dân làng Chuông xúc động nói: “May nhờ có bác Canh đem nghề nón về làng, tạo công ăn việc làm cho cả làng. Nếu không cả làng sẽ phải sống chung với cảnh “ăn bữa trưa lo bữa tối” không biết đến bao giờ”. Nhờ có nghề phụ nên cuộc sống của người dân nơi đây được nâng lên rõ rệt, trung bình thu nhập đầu người đạt 500 đến 700 ngàn đồng/tháng...

Theo Hà Nội mới
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên