Thứ 7, ngày 25 tháng 6 năm 2022
Người dân TP.HCM đi bỏ phiếu về việc thành lập TP Thủ Đức
TTO - Người dân đến bỏ phiếu tại các tổ dân phố về việc sát nhập ba quận 9, 2 và Thủ Đức, qua ghi nhận bước đầu, đa số tán thành chủ trương sát nhập và đồng ý chọn tên TP Thủ Đức cho thành phố mới này.
Người dân bỏ phiếu về việc thành lập TP Thủ Đức - Video: LÊ PHAN
Sáng nay 3-10, cử tri ở ba quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức đã bỏ phiếu cho ý kiến về việc sáp nhập ba quận để thành lập TP Thủ Đức, đơn vị hành chính cấp huyện mới của TP.HCM. Người dân được lấy ý kiến đồng ý hay không đồng ý về việc sáp nhập ba quận thành một và có đồng ý với tên TP Thủ Đức hay không.

Người dân đến bỏ phiếu tại trụ sở khu phố 3, phường BÌnh Chiểu, quận Thủ Đức - Ảnh: NGỌC HÀ
Từ 7h sáng tại trụ sở khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh đã phát loa thông báo để người dân đến bỏ phiếu. Thùng phiếu kín có dán niêm phong đặt giữa trụ sở, phía ngoài có lực lượng công an, tổ dân phố hỗ trợ người dân đến bỏ phiếu.
Theo anh Phan Thành Phúc (34 tuổi) chia sẻ, việc sát nhập này là đúng đắn và hầu hết người dân đều ủng hộ, đây là xu hướng phát triển của TP. Khi việc sát nhập hoàn thành sẽ tác động tốt tới đời sống không chỉ người dân TP Thủ Đức mà sẽ tốt cho toàn thể người dân TP.HCM.
"Tôi nghĩ việc thành lập thành phố mới thì cơ chế, chính sách, định hướng sẽ rõ ràng hơn và có nhiều bước đột phá trong việc phát triển kinh tế. Từ đó các hoạt động kinh tế, an sinh xã hội cho người dân sẽ tốt hơn.
Song song với niềm vui thì chúng tôi cũng có chút băn khoăn với việc cấp đổi các giấy tờ trước giờ đang sử dụng. Việc cấp đổi sẽ tốn nhiều thời gian tuy nên người dân mong các cấp chính quyền sẽ hỗ trợ để người dân thuận lợi hơn", anh Phúc nói và cho biết đồng ý với tên TP mới.
Còn bà Lê Thị Thu Hương (65 tuổi) cho biết bà đồng tình với việc sát nhập ba quận thành thành phố mới. Bà Hương đã ở quận Thủ Đức 20 năm từ ngày còn là ấp Bình Triệu, huyện Thủ Đức. Bà cho rằng sát nhập sẽ giúp đời sống người dân nâng cao lên, hạ tầng đường sá phát triển.
Nhưng cùng chung băn khoăn với anh Phúc, bà Hương lo lắng giấy tờ thay đổi có gặp khó khăn hay không, và chính quyền sẽ hỗ trợ người dân như thế nào. Bà Hương cho biết đồng tình với tên TP mới do Thủ Đức là một địa phương lâu đời của TP.HCM. Nhắc tới phía đông TP.HCM người dân sẽ nghĩ ngay tới cái tên này.
Chị Hồng Thị Bích Liên, phường Tam Phú, cho biết tên TP Thủ Đức là hợp lý, trước đây có dùng tên thành phố phía Đông thì khá rộng và cũng không đặc sắc. Thủ Đức là địa phương lâu đời trước đây bao gồm cả các quận lân cận sau đó tách ra nay nhập lại nên sử dụng tên này sẽ bao quát được khu vực.
"Nhắc tới Thủ Đức người dân sẽ hình dung ngay vị trí địa lý và các địa danh, địa điểm liên quan. Tên Thủ Đức cũng gần gũi và quen thuộc với người dân ở khu vực này", chị Liên nói.

Người dân bỏ phiếu sáng 10-3 - Ảnh: NGỌC HÀ

Đa số người dân đều đồng tình với việc sát nhập ba quận thành TP Thủ Đức - Ảnh: NGỌC HÀ

Hướng dẫn người dân điền phiếu - Ảnh: NGỌC HÀ

Bỏ phiếu tại khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức - Ảnh: LÊ PHAN

Anh Phan Thành Phúc cho biết vui mừng nhưng lo lắng khó khăn về giấy tờ - Ảnh: LÊ PHAN
Trong sáng cùng ngày, cử tri 19 phường trên địa bàn TP ở các quận 2, 3, 4, 5, 10 và quận Phú Nhuận cũng được lấy ý kiến về việc sáp nhập các phường và tên phường mới.
Cụ thể, ở quận 2: nhập P.An Khánh và Thủ Thiêm thành P.Thủ Thiêm; nhập P.Bình Khánh và P. Bình An thành P. An Khánh; ở quận 3: nhập phường 6, 7, 8 thành phường Võ Thị Sáu.
Quận 4: nhập phường 2 và phường 5 thành phường 2; nhập phường 12 và 13 thành phường 13; ở quận 5: nhập phường 12 và phường 15 thành phường 12; Quận 10: nhập phường 2 và phường 3 thành phường 2; Q.Phú Nhuận: nhập phường 11 và phường 12 thành phường 11; nhập phường 13 và phường 14 thành phường 13.
Ông Lê Văn Thế - phó ban điều hành khu phố 1, phường 6, quận 3, cho biết hiện khu phố lấy được 30 ý kiến, đa phần người dân đều đồng tình với chủ trương sáp nhập phường.
Tuy vậy, người dân cho rằng địa bàn phường 6 đa số là hộ kinh doanh, làm dịch vụ nên bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19. Người dân đồng tình với chủ trương sáp nhập nhưng không nên quá gấp rút để người dân ổn định việc kinh doanh.
Còn tại KP5, phường 7, quận 3, bà Lê Kim Thủy - tổ phó an ninh tổ 56 - cho biết người dân tại khu phố đang đưa ra nhiều ý kiến trái chiều. Bà Thủy cho biết hiện lấy được 25 ý kiến nhưng chỉ có 50% trong số đó đồng tình với chủ trương. Theo bà Thủy, vấn đề phân vân nhất của người dân vẫn là việc thay đổi hồ sơ, giấy tờ.
Về tên mới các phường, một số ý kiến cho rằng tên phường còn dài sẽ khó khăn khi làm các giấy tờ, tờ khai.
Việc lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị cấp xã và cấp huyện trên địa bàn TP.HCM dự kiến sẽ kết thức trong ngày 3-10. Các địa phương tổ chức họp thông qua HĐND cấp xã và cấp quận kết quả lấy ý kiến cử tri và trình UBND TP trước ngày 10-10.
-
TTO - Ngay khi có thể tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10, một số phụ huynh và học sinh tại TP.HCM ôm nhau khóc vì đường vào lớp 10 hẹp dần khi điểm thi thấp dưới mức tưởng tượng của họ.
-
TTO - Các hãng hàng không liên tục tăng chuyến nhưng giá vé máy bay vẫn "nhảy múa" tăng từng ngày do sức ép giá nhiên liệu và nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.
-
TTO - Lịch xét tuyển sớm, thay đổi nguyện vọng đại học năm 2022 như thế nào?; TP.HCM đề nghị các tỉnh thành phối hợp xử lý xe chở hàng quá tải trọng; Việt Nam đã tiêm trên 228 triệu liều vắc xin và vẫn còn 22,2 triệu liều... là tin chú ý sáng nay.
-
TTO - Ngày 23-6, chính quyền Ukraine loan báo lô đầu tiên hệ thống pháo binh cơ động cao (HIMARS) có khả năng bắn các đầu đạn dẫn đường của Mỹ đã tới nước này cùng 60 binh sĩ đã được huấn luyện cách vận hành.
-
TTO - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền việc một thầy giáo ở Gia Lai kêu oan vì bị buộc thôi việc do sử dụng bằng tốt nghiệp PTTH không hợp lệ. Cơ quan chức năng nói gì?
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận