25/04/2012 07:17 GMT+7

Người chống nạng trở thành người đỡ nạng

 PHAN THỊ HOÀI THU (Văn K.32, ĐH Quy Nhơn)
 PHAN THỊ HOÀI THU (Văn K.32, ĐH Quy Nhơn)

AT - Sự nỗ lực của một người khuyết tật

VM5j7Mhw.jpgPhóng to
Chị Kim Đoan tại cơ sở photocopy

Võ Thị Kim Đoan (SN 1984) sinh ra và lớn lên trên vùng đất Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Gia đình chị đều làm nông ở một miền quê nghèo khó. Bản thân chị không may bị khuyết tật, nhưng bằng nghị lực cùng sự giúp đỡ của gia đình và xã hội, chị đã làm được những việc mà người bình thường phải thán phục.

Chị Đoan vốn là một đứa trẻ bình thường như những đứa trẻ khác, thế nhưng tai họa đã giáng xuống chị và gia đình khi chị được 2 tuổi, qua một trận sốt thì đôi chân bị teo và mất khả năng đi lại. Nhưng bằng sự ham học hỏi của chị, sự cố gắng của gia đình, chị vẫn được đi học đến nơi đến chốn như bạn bè cùng trang lứa. Sau khi học hết lớp 12, do hoàn cảnh gia đình khi ấy rất khó khăn, việc học đại học với những người bình thường còn khó huống chi với một người khuyết tật như chị. Chị Đoan đã phải suy nghĩ rất nhiều về nghề nghiệp tương lai của mình, và quyết định sẽ đi học một nghề phù hợp với sức khỏe và điều kiện bản thân mình.

Một lần tình cờ xem tivi, chị biết đến cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật Nguyễn Nga ở Bình Định. Chị lặn lội tìm đến và được nhận vào học ở cơ sở ấy. Yêu thích tin học nên chị chọn cho mình nghề đánh máy vi tính và photocopy. Sau khi học nghề xong, chị Đoan được trung tâm tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để tạo lập cho mình một cơ sở photocopy ở số nhà 25 Lê Thánh Tôn, TP Quy Nhơn, mang tên “Nhóm tự lực PC-DNT”.

Đến nay cơ sở của chị đã thành lập được sáu năm và phát triển rất tốt, cho dù mọi người ở đây đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Theo lời chị Đoan: “Buổi đầu khi cơ sở mới thành lập, do điều kiện sức khỏe của mình, và hơn nữa là sự nhìn nhận của những người xung quanh về người khuyết tật còn hạn chế nên công việc gặp rất nhiều trở ngại. Thế nhưng trải qua một thời gian làm việc, mọi người ở đây đã cố gắng làm thật vừa ý của khách hàng, nên khách đến với cơ sở ngày càng đông, có lúc phải làm thêm ban đêm cho kịp hẹn...”.

Người chống nạng trở thành người đỡ nạng

Khi tôi đến với tiệm photo của chị Đoan là lúc chị đang tất bật vừa làm vừa điều hành công việc, lại vừa trao đổi với người mới đến xin việc. Đó là một cô sinh viên tới nhờ chị Đoan giúp đỡ để vừa học nghề vừa làm thêm.

Cơ sở của chị không chỉ là nơi tạo điều kiện cho những bạn bị khuyết tật có được công ăn việc làm để bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội, mà còn giúp những người bình thường có việc làm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Chị Đoan không chỉ đóng vai trò là một người thầy dạy bảo mọi người ở đây về công việc, mà còn là một người chị giúp mọi người tạo được uy tín đối với khách hàng. Có những học trò của chị cũng là người khuyết tật, từng học và làm việc tại đây nhưng giờ đã vào lập nghiệp ở Sài Gòn. Có những học trò là người bình thường, sau một thời gian làm ở đây đã về quê tự mở cho mình cơ sở riêng.

Đó là những gì mà một người chị, với tất cả tấm lòng vị tha, đã giúp đỡ lớp đàn em của mình không chỉ học được nghề mà còn học được nhiều điều trong cuộc sống, giúp họ tự tin vững bước vào đời. Từ một người phải chống nạng để đi lại, chị đã trở thành một “cây nạng” đỡ nâng cho nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn.

RrSvFEMZ.jpgPhóng toÁo Trắngsố 7 ra ngày 15/04/2012hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

 PHAN THỊ HOÀI THU (Văn K.32, ĐH Quy Nhơn)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên