Phóng to |
Ngự được đúc nổi trên Cửu Đỉnh - Ảnh: L.Q. chụp lại |
Phóng to |
Hình Long Mã trang trí trên cơi thờ bằng bạc - Ảnh: N.H. chụp lại. |
Phóng to |
Biểu tượng Long Mã trên cơi thờ bằng gỗ - Ảnh: N.H. chụp lại |
Phóng to |
Hình tượng Long Mã trang trí trên bờ nóc lầu Tứ Phương Vô Sự (Hoàng thành Huế) - Ảnh: L.Q. chụp lại |
Phóng to |
Triển lãm tổ chức tại trường lang Tử cấm thành trong Đại nội Huế - Ảnh: Ngọc Hiển |
Triển lãm giới thiệu gần 70 bức ảnh chụp lại các biểu tượng ngựa và long mã trong các công trình kiến trúc tại Huế. Trong đó phần lớn được chụp lại tại các công trình thuộc di sản Huế bao gồm tại Cửu Đỉnh, cung Trường Sanh, lầu Tứ Phương Vô Sự, lăng Đồng Khánh, Khải Định, lăng Tự Đức...
Ông Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết long mã là hóa thân của kỳ lân và là sự kết hợp giữa rồng, lân và ngựa. "Long mã là một linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa" - ông Hải nói.
Còn ông Nguyễn Phước Hải Trung, giám đốc Bảo tàng cổ vật cung đình Huế cho rằng thực chất long mã là sự kết hợp giữa đầu rồng, vảy rồng và thân ngựa.
Tại Huế, long mã xuất hiện nhiều nhất trên các bức bình phong, trong đó bức bình phong long mã tại Trường Quốc học Học xây dựng vào năm 1896 được xem là bức bình phong nổi tiếng nhất tại Huế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận