Các kết quả của thí nghiệm cho thấy huyết áp tâm thu trung bình trong ba tháng mang thai cuối là 114mm Hg ở những phụ nữ có thời lượng ngủ ban đêm bình thường khoảng 9 tiếng đồng hồ trong giai đoạn đầu mang thai; 118,05mm Hg ở những phụ nữ ngủ khoảng 6 tiếng đồng hồ hoặc ít hơn mỗi đêm và 118,90mm Hg ở những phụ nữ ngủ từ 10 tiếng đồng hồ trở lên.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm năng như tuổi tác, chủng tộc hay trọng lượng cơ thể trước khi mang thai thì huyết áp tâm thu cao hơn 3,72mm Hg ở những người ngủ ít và 4,21mm Hg ở những người ngủ nhiều so với những người ngủ bình thường trong giai đoạn đầu mang thai.
Các kết quả tương tự cũng được phát hiện thấy đối với huyết áp tâm trương.
Tiến sĩ Michelle A. Williams, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nói rằng ngủ quá ít hay quá nhiều trong giai đoạn đầu mang thai đều có nguy cơ làm tăng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong ba tháng cuối.
Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Williams và các đồng nghiệp còn phát hiện thấy mối liên hệ giữa thời lượng giấc ngủ và chứng tiền sản giật. Nguy cơ mắc chứng tiền sản giật cao hơn khoảng 10 lần ở những người ngủ quá ít (dưới 5 tiếng đồng hồ mỗi đêm trong thời kỳ đầu mang thai).
Vì vậy, tiến sĩ Williams đã khuyên các phụ nữ mang thai hay những người có ý định mang thai cần phải thực hiện các thói quen lành mạnh giúp có được các giấc ngủ ngon.
Chẳng hạn như phải xây dựng một lịch trình ngủ nhất quán vào ban đêm, tạo môi trường ngủ thoải mái, đưa các thiết bị công nghệ như tivi hay máy tính ra khỏi phòng ngủ, ăn ít nhất 2 đến 3 tiếng trước khi ngủ, tập thể dục thường xuyên trong ngày, tránh các chất caffeine và rượu trước khi đi ngủ và bỏ thuốc lá.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận