Nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh, ca sĩ Y Vol… là những người bị “cầu cạnh” nhiều nhất để có được tấm vé qua cửa, tuy nhiên đã không hề có chuyện “thông cảm” nào được tính đến.
Về Hà Nội nghe Y Moan hátNhạc sĩ Nguyễn Cường và ca sĩ Y Moan: Chuyện của phố cổ và đại ngànKhóc khi nghe Y Moan hátY Moan được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân
Phóng to |
Một liveshow không dài, chỉ diễn ra chừng 90 phút nhưng cả một huyền thoại, cả núi rừng Tây Nguyên thực sự đã bùng cháy trong đêm diễn. Ảnh: Cù Zap |
Phóng to |
Y Moan nhận kỷ niệm chương Vì sự nghiệp âm nhạc do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng trước đêm diễn 6-8. Ảnh; Cù Zap |
Phóng to |
Y Moan tâm tình. Ảnh: Cù Zap |
Phóng to |
Và cất tiếng hát. Ảnh; Cù Zap |
Phóng to |
Tiếng hát của người con cao nguyên bao nhiêu năm đi tìm mặt trời. Ảnh; Cù Zap |
Phóng to |
Và nước mắt khán giả rơi... Ảnh Cù Zap |
Phóng to |
Y Moan phải thở o6xy ngay khi vào cánh gà - Ảnh: Cù Zap |
Nhiều nhà báo “chậm chân” không xin được thẻ tác nghiệp đành ngậm ngùi ra về vì bảo vệ không cho vào.
Nhiều bạn bè, người nhà và bạn bè của nghệ sĩ nhân dân Y Moan phải chấp nhận ngồi ghế nhựa được kê sát lối đi và rất nhiều khán giả đứng bất kể chỗ nào, miễn là được nghe Y Moan hát.
Một liveshow không dài, chỉ diễn ra chừng 90 phút nhưng cả một huyền thoại, cả núi rừng Tây Nguyên thực sự đã bùng cháy trong đêm diễn.
Các nghệ sĩ lặng người khi Y Moan cất tiếng hát một bài dân ca Êđê nói về nguồn cội: “Ba mẹ sinh ra em và em được lớn lên trên gùi của mẹ để lên rừng. Khi lớn lên được làm việc em hãy nhớ về cội nguồn, hãy nhớ về cha mẹ”.
Cả nhà hát đã vỡ òa trong những tiếng vỗ tay mạnh mẽ khi người nghệ sĩ vượt qua được những đoạn khó nhất của bài hát, dù rất ít người hiểu được nội dung của bài hát này trừ một vài người đến từ Đắk Lắk xa xôi.
Và giai điệu ấy, cùng giọng ngân nga như tiếng ru của con hổ giữa đại ngàn khiến người nghe xúc động. Y Moan đã hát lên bằng cả trái tim, sức lực và tinh thần mạnh mẽ giống như con chim đã lao vào bụi mận gai để cất lên tiếng hát cuối cùng!
Hồi hộp, lo lắng, niềm vui, nước mắt, sự cảm phục là những gì khán giả và các nghệ sĩ tham gia đêm diễn đã dành cho Y Moan, vì thực sự, anh đã vượt qua bạo bệnh để có một đêm diễn tròn trịa, đủ đầy, không một lần đuối hơi, không một lần ngắt nhịp.
Có mặt trong đêm diễn, ca sĩ Siu Black nói: “Hai anh em không có nhiều kỉ niệm vì không hợp nhau lắm đâu, nhưng khi nghe anh Nguyễn Cường khóc trong điện thoại thông báo tin Y Moan ốm thì tôi thảng thốt vô cùng. Chỉ cầu mong cho anh ấy mau khỏi để còn có thể hát cùng anh thêm nhiều lần nữa”.
Vượt lên số phận cớ sao không?/ Vượt lên chính mình cớ sao không?/Câu ca xưa, còn gọi ta mãi mãi, ngẩng đầu lên…Và ta đã thấy mặt trời trên cao nguyên, và ta đã thấy mặt trời trên môi em… Đó là lời trong bài hát: Và ta đã thấy mặt trời trên cao nguyên của Nguyễn Cường đã được Siu Black thể hiện thành công trong đêm diễn. Bài hát như lời nhắn nhủ, dành tặng riêng cho Y Moan mà Siu Black đã vừa hát vừa khóc trên sân khấu.
Phóng to |
Siu Black: Chỉ cầu mong cho anh ấy mau khỏi để còn có thể hát cùng anh thêm nhiều lần nữa - Ảnh: Cù Zap |
Không dài, không hoa bướm cũng chẳng mỹ miều. 12 ca khúc đã làm nên một đêm diễn mộc mạc nhưng hừng hực sức sống với mái nhà rông, cầu thang, ánh lửa hồng và trái tim của người nghệ sĩ. Y Moan đã mang đến niềm xúc động khôn cùng cho những khán giả Hà Nội, nơi mà anh coi đã sinh ra mình lần thứ 2, dạy cho anh biết yêu, biết hát cho đúng nhạc, chỉnh cho đúng dây đàn.
Đối với người dân Hà Nội, Y Moan đã một lần nữa mang đặc sản Tây Nguyên xuống phố, cũng như cách đây 30 năm, Y Moan đã giới thiệu giọng ca hoang sơ của mình với khán giả cả nước. Và cả cuộc đời ca hát, anh cũng chỉ hát về buôn làng và đồng bào Tây Nguyên mà thôi!
Và dù sau đêm diễn anh đã bị kiệt sức, bác sĩ phải lắp ống thở thì Y Moan cũng đã cho và nhận xứng đáng như cách mà người nghệ sĩ thực sự được nhận. Một đêm diễn để đời, đủ để cho những nghệ sĩ khác soi vào vì sự nghiêm túc và và hết mình vì nghiệp. Và nói như Siu Black, mong có một đêm diễn nữa như thế này, để anh em được hát cùng, được sống trong không khí lao động nghệ thuật thực sự.
Ngồi bên cánh gà, những người thân của Y Moan đã thót tim lo lắng mỗi khi anh bước ra sân khấu. Hai y tá mang máy thở chăm sóc cho Y Moan mỗi khi anh biểu diễn xong một bài hát. Cả một đêm xúc động không ngủ vì vui, sáng 7-8 Y Moan nói: “Chương trình dù không được hoàn mỹ nhưng tôi mong khán giả sẽ lượng thứ cho tôi”.
“Có nhiều người vẫn hỏi tôi, tại sao tôi ở Hà Nội mà lại nặng lòng với Tây Nguyên đến thế, và tôi đã viết Đến với cao nguyên để trả lời cho những câu hỏi ấy: Vì một bình minh, rừng thu sương tan/ Vì một trường ca, trường ca Đam San/ Vì một tình yêu, tình yêu miết man… Nhưng bây giờ, nếu viết thêm lời cho ca khúc ấy, tôi sẽ viết: Vì một bình minh, bình minh sương tan/ Vì một trường ca trường ca Đam San/ Vì một giọng ca, giọng ca Y Moan…”. Chính bởi sự lý giải này mà Nguyễn Cường khẳng định: “Tây nguyên có 4 huyền thoại, huyền thoại về Cồng chiêng, huyền thoại về voi, huyền thoại về anh hùng Núp và bây giờ là Y Moan”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận