03/05/2007 13:01 GMT+7

Ngọc Cầm Dương: Viết là món quà quý giá của cuộc sống

Theo TRANG THANH - VTC
Theo TRANG THANH - VTC

Xuất hiện với vai trò dịch giả, chuyển ngữ tác phẩm văn học từ nguyên bản tiếng Đức, Ngọc Cầm Dương ngay lập tức gây dấu ấn trong lòng người đọc và giới văn học với những tác phẩm có giá trị. Cầm Dương cũng viết truyện ngắn và vừa ra mắt độc giả tập truyện Vấn tóc.

gNnBeKhB.jpgPhóng to
Dịch giả Ngọc Cầm Dương
Xuất hiện với vai trò dịch giả, chuyển ngữ tác phẩm văn học từ nguyên bản tiếng Đức, Ngọc Cầm Dương ngay lập tức gây dấu ấn trong lòng người đọc và giới văn học với những tác phẩm có giá trị. Cầm Dương cũng viết truyện ngắn và vừa ra mắt độc giả tập truyện Vấn tóc.

Có những câu chuyện cần phải kể, phải viết

* Cuốn sách đầu tiên của Dương được đến với bạn đọc như thế nào?

- Tôi dịch Nhà giả kim khi đang ở Đức, quãng 2005. Ban đầu tôi chưa hề có ý đem in, chỉ định tặng bạn bè để chia sẻ. Tình cờ, người bạn của tôi ở Việt Nam đã gửi bản thảo tới nhà sách Alpha Books. Một thời gian sau, tôi và nhà sách liên lạc với nhau và quyết định xuất bản cuốn tiểu thuyết này.

* Còn với tập truyện ngắn Vấn tóc, bạn đã viết nó trong bao lâu? Nó có mối liên hệ gì với cuộc sống của bạn?

- Vấn tóc gồm 22 truyện ngắn và cực ngắn được viết trong khoảng một năm, cũng lại là thời gian tôi đang học đại học ở Đức. Hàng ngày phải đi tàu điện từ nhà tới trường rất xa, phải chờ ở nhiều bến để đổi tàu rất nhàm chán. Tôi ngồi chờ hoặc đọc sách, hoặc mơ màng tưởng tượng, mỗi ngày vài giờ đồng hồ. Hầu hết những ý tưởng của tôi được thai nghén tại đây, trên những chuyến tàu, giữa những bến tàu trong tuyết trắng, trong đêm, giữa những ảo giác, ám ảnh và cô độc, và khi có thể ngồi trước máy tính, tôi ghi chúng lại.

* Điều gì bạn quan tâm nhất khi dịch tác phẩm văn học và điều gì bạn trăn trở nhất khi sáng tác?

- Khi chuyển ngữ, tôi quan tâm nhất đến không khí, tinh thần và giọng văn chủ đạo của tác phẩm. Quả thực, tôi là một người viết tương đối bản năng, tôi sống và có những câu chuyện cần phải kể, phải viết. Đơn giản là vậy.

* Văn học dịch có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của bạn?

- Tôi tin vào một tinh thần thế giới, môt ngôn ngữ chung vượt lên mọi khác biệt. Dịch thuật là con đường giúp tới gần tinh thần ấy, ngôn ngữ ấy. Chắc chắn văn học dịch có ảnh hưởng đến sáng tác của tôi, nhưng ảnh hưởng ấy có lẽ chỉ có thể cảm thấy chứ không thể điểm mặt, chỉ tên một cách rạch ròi.

Không theo đơn đặt hàng

* Sự xuất hiện của hàng loạt công ty liên kết xuất bản sách rất có thể tạo ra cái gọi là “công nghệ làm sách”, theo bạn, đã ảnh hưởng như thế nào đến nhà văn?

- Theo tôi sự đa dạng và cạnh tranh lành mạnh luôn là một môi trường tốt, không chỉ cho nhà văn mà cả những độc giả. Sự xuất hiện của những công ty liên kết xuất bản sách tạo điều kiện cho sự đa dạng và cạnh tranh đó.

* Nhiều công ty liên kết sách chú ý đến các tác giả có khả năng gây sốc, chẳng hạn khai thác khía cạnh sex trong văn chương và sẵn sàng đặt tác giả trẻ viết. Bạn nghĩ thế nào về hiện tượng này?

- Tôi luôn cho rằng có thêm một lựa chọn là một điều tốt. Dĩ nhiên, cá nhân tôi có thể nói có, có thể nói không với trào lưu này, nhưng với nền văn học nói chung và độc giả thì lại là chuyện khác.

* Bạn có chuẩn bị tinh thần viết theo đơn đặt hàng, hay vẫn coi văn chương như một cõi riêng được đòi hỏi bởi nội tâm?

- Cá nhân tôi vẫn chưa tập được cho mình khả năng viết khi được đặt hàng. Với tôi viết là một nhu cầu tự thân và là món quà quý giá cuộc sống dành tặng, vì vậy tôi cố gắng giữ nó cho mình.

* Nếu lỡ gặp phải vấn đề khó khăn trong xuất bản, bạn có sẵn sàng đưa tác phẩm của mình lên mạng không?

- Như đã nói ở trên, viết văn với tôi không phải là một phương tiện, do vậy, việc đưa những tác phẩm của mình đến với độc giả như thế nào không quá quan trọng. Trước đây, những tác phẩm của tôi trước khi gửi đăng ở báo giấy, báo điện tử thường được đưa lên ở một diễn đàn và bây giờ là blog của tôi. Tôi tin, những tác phẩm sau khi ra đời sẽ tự tìm được đường đi cho mình và đến được đúng nơi chúng thuộc về.

Mạng internet, với tôi là một thế giới, điều đó có nghĩa đủ cả tốt xấu, hay dở, vui buồn… Và một cá nhân không thể đưa ra một thẩm định nào cho cả một thế giới rộng lớn như vậy, nhất là khi nó ngày càng có xu hướng đồng nhất với thế giới hàng ngày.

Dịch giả, nhà văn trẻ Ngọc Cầm Dương, tên thật là Dương Hương Giang, sinh năm 1984, hiện là Biên kịch và Biên tập viên văn học Đức tại Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam.

Tác phẩm dịch: Nhà giả kim (Paulo Coelho, NXB Phụ nữ 2006; Cô gái chơi dương cầm (Elfriede Jelinek, Nobel Văn học 2004, NXB Hội Nhà văn 2006).

Theo TRANG THANH - VTC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên